Quy Định Về Việc Phát Hiện Và Xử Lý Khi Xảy Ra Tai Nạn Thương Tích Ở Trẻ

Thứ ba - 07/03/2023 16:22
Quy Định Về Việc Phát Hiện Và Xử Lý Khi Xảy Ra Tai Nạn Thương Tích Ở Trẻ
Quy Định Về Việc Phát Hiện Và Xử Lý
Khi Xảy Ra Tai Nạn Thương Tích Ở Trẻ

     Tai nạn thương tích xảy ra đối với trẻ là vấn đề nghiêm trọng và để lại hậu quả nặng nề. Trước những hậu quả báo động về tai nạn thương tích ở trẻ em, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và hoạt động thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ em: Chính sách quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em ( 2001 – 2010); Quyết định của Bộ y tế về triển khai cộng đồng an toàn trên toàn quốc ( 2006); Quyết định của Bộ giáo dục về việc triển khai trường học an toàn, chính vì vậy khi trẻ em bị xảy ra tai nạn thương tích, cần nhanh chóng xử lý theo các bước như sau:
  • Bước 1: Xác định vị trí, mức độ tổn thương
Khi trẻ bị xảy ra tai nạn thương tích cần phải bình tĩnh quan sát vị trí bị tổn thương và mức độ tổn thương ở trẻ. Không hấp tấp, vội vàng xử lí vết thương khi chưa nắm cách xử lí, không bôi bất cứ chất gì lên vết thương của trẻ( bỏng, vết đứt, xây sát…), không tự ý băng bó, kéo giãn hay nắn bóp ( trật chân, bong gân, gãy xương…)
  • Bước 2: Thông báo cho Ban giám hiệu và y tế cơ quan
Chuyển trẻ lên phòng y tế ( nếu có) trong trường hợp vết thương của trẻ nhẹ ở ngoài da ( xây sát, xước…) và trẻ vẫn còn vận động trong tình trạng tỉnh táo.
Không tự ý di chuyển trẻ khi nghi ngờ trẻ bị gãy xương, trật khớp hoặc vết thương của trẻ đau nhiều không thể cử động được. khi đó y tế trường học sẽ đến và sơ cứu vết thương tại chổ cho trẻ.
  • Bước 3: Thông báo cho phụ huynh của trẻ và chuyển trẻ đến cơ quan y tế chuyên khoa gần nhất.
Sau khi sơ cấp cứu xong, nếu:
+ Tai nạn thương tích nhỏ và y tế trường học xử lý được tốt thì nhà trường cùng với gia đình trẻ và y tế theo dõi, chăm sóc cho trẻ.
+ Tai nạn nghiêm trọng đối với trẻ, sau khi đã tiến hành sơ cấp cứu cho trẻ, đưa trẻ đến cơ quan y tế chuyên khoa để tiếp tục cấp cứu, theo dõi và điều trị. Đồng thời, thôn báo cho phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ.
  • Theo dõi sức khỏe của trẻ sau tai nạn
Sau khi trẻ bị tai nạn, nhà trường, y tế phối hợp với phụ huynh tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, cho đến khi trẻ bình phục hoàn toàn.
                                                                                              
                                                                                                                                                     

Tác giả: Mầm Non An Lập, Lê Thị Duyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây