Chương Trình Hoà Nhập Trẻ Khuyết Tật

Thứ tư - 15/05/2024 19:13
 CHƯƠNG TRÌNH HOÀ NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT
I. Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
1. Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non là gì?
Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non bao gồm những phương pháp giúp trẻ kém may mắn có được môi trường học tập, vui chơi, giải trí như những trẻ bình thường. Giáo dục hòa nhập hướng tới mục đích thực hiện các chính sách thực hiện giúp đỡ người khuyết tật để tăng khả năng độc lập cao nhất có thể và có môi trường sống bình đẳng.
Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật giúp là cách giúp các trẻ bình thường có hội học hỏi những điểm mạnh để học tập. Song song với đó các bé bình thường cũng sẽ cảm nhận được điểm yếu của các bạn và có thêm động lực để phấn đấu tốt hơn. Có thể hiểu là “hòa nhập” chính là cơ hội học tập cho cả trẻ bình thường và trẻ khuyết tật.
Giáo dục hòa nhập không đơn thuần là đưa trẻ trẻ khuyết tật vào môi trường học tập chung với trẻ bình thường. Cùng với đó là việc thiết lập các bước để đảm bảo cho trẻ khuyết tật được tham gia học tập, vui chơi đầy đủ nhất.
Mục đích chương trình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non
Theo các nghiên cứu, giáo dục hòa nhập không chỉ giúp các em tự tin, hòa đồng với xã hội mà còn thúc đẩy bình đẳng trong xã hội. Cụ thể những mục đích của chương trình giáo dục cho trẻ khuyết tật gồm:
Giúp đỡ trẻ khuyết tật
Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non nhằm tạo ra môi trường bình đẳng để các em được tham gia học tập, tiếp đón ân cần và được dạy dỗ như những trẻ bình thường. Bên cạnh đó, giáo dục nhằm giúp trẻ khiếm khuyết phát huy tính tự lực và nắm được những kỹ năng mới.
Đối với một số trẻ những điều được dạy có thể là lần đầu tiên các em được tham gia và đã mong ước từ lâu. Do đó, khi được giáo dục các em sẽ được tạo điều kiện hết sức có thể và phấn đấu để đạt được những thành tích lớn hơn.
Bên cạnh đó, nếu chỉ cho các bé có khiếm khuyết học tập với nhau thì trẻ khuyết tật sẽ không bao giờ khám phá ra khả năng tiềm tàng bản thân có thể làm được. Nhưng khi được hòa nhập với trẻ bình thường thì các em sẽ hiểu được rõ về năng lực bản thân và phát huy mạnh nhất.
Ví dụ: Với một trẻ khiếm thính thì việc cảm nhận ngôn ngữ nhưng khi được hòa nhập với trẻ bình thường các em sẽ có thể nhận biết từ ngữ khi quan sát diễn đạt bằng việc mấp máy môi. Hay nói cách khác, giáo dục hòa nhập cũng giống như một thứ nhớt giúp quá trình lĩnh hội suôn sẻ hơn.
Giáo dục hòa nhập giúp đỡ trẻ bình thường
Giáo dục hòa nhập không chỉ đơn thuần dành cho trẻ khuyết tật mà còn giúp đỡ những trẻ bình thường thay đổi nhận thức và bao dung hơn. Các em sẽ học được cách hòa nhã, giúp đỡ những bạn thiệt thòi hơn mình một cách vui vẻ và chấp nhận sự khác biệt của các bạn.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trẻ khiếm khuyết sẽ trở nên tích cực hơn khi được tham gia học tập, vui chơi cùng với các bạn bình thường thường xuyên. Điều này sẽ giúp các bé hiểu được sự thương thân thương ái biết giúp đỡ lẫn nhau và hình thành nhân cách tốt đẹp. Trẻ bình thường sẽ học được cách rộng lượng và nhân ái với các bạn thiệt thòi hơn mình và có lối sống tích cực hơn.
Đôi khi các phụ huynh có con bị khuyết tật cũng sẽ rất lo lắng nếu cho con đi học chung môi trường với trẻ bình thường sẽ khiến con tự tin và sợ con bị trêu chọc. Nhưng thực tế, với trẻ em thì tiếp nhận điều mới là điều dễ dàng nên chỉ cần thầy cô hướng cho các bé về cách đối xử với bạn bè là có thể khắc phục được ổn thỏa.
Giáo dục hòa nhập còn giúp đỡ trẻ bình thường thay đổi nhận thức. Giáo dục hòa nhập còn giúp đỡ trẻ bình thường thay đổi nhận thức.
Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non gồm những gì? 
Nội dung giáo dục cơ bản nhằm giúp trẻ khuyết tật được hưởng đầy đủ những quyền giáo dục và không có sự phân biệt, kỳ thị như trẻ bình thường. Do đó, trường học sẽ thực hiện các nội dung giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa và nhất là trong quá trình dạy học.
Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật mầm non thông qua cách tiếp cận xã hội gồm các nội dung cơ bản sau: 
- Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ bằng cách chăm sóc sức khỏe, thần kinh, cải thiện trí nhớ…
- Phục hồi chức năng cho những trẻ bị khiếm thị, khiếm thính.
- Phục hồi chức năng cho trẻ khiếm khuyết về ngôn ngữ như gặp khó khăn khi phát âm.
- Phục hồi chức năng cho trẻ khiếm khuyết tật trong vận động hay có những hành vi xa lạ hoặc động kinh, mất cảm giác, hở van tim.
- Phục hồi chức năng cho trẻ đa tật.
Nội dung giáo dục trẻ cho trẻ khuyết tật mầm non được xây dựng dựa trên quan điểm sau:
Mọi trẻ em đều có quyền bình đẳng về học tập, vui chơi, giải trí và tự nhận định sát thực về cuộc sống.
Giáo dục cho trẻ khuyết tật không chỉ riêng trên lý thuyết mà còn phải kết hợp với thực tiễn thông qua những trải nghiệm thực tế.
Nội dung giáo dục phải cung cấp kiến thức, kĩ năng và hình thành thái độ cho trẻ về cả tư duy và thể chất cũng như phù hợp với phát triển của trẻ.
Về bản chất, nội dung giáo dục hòa nhập là những hoạt động phải thực hiện để cải thiện những chức năng bị mất hoặc bị giảm sút cho trẻ khiếm khuyết. Nếu đạt được như ý thì kết quả này sẽ là nền tảng giúp trẻ học tập tốt hơn, tăng nhận thức và giúp trẻ hòa nhập cộng đồng nhanh chóng hơn.
2. Phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non
Tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật
Việc từ tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật mầm non chính là điều bắt buộc phải thực hiện trong giáo dục hòa nhập để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ. Cụ thể nhu cầu của trẻ khiếm khuyết như sau:
- Trẻ bị hở hàm ếch hoặc bại não khó nuốt thức ăn sẽ cần được giúp đỡ đặc biệt khi ăn uống.
- Trẻ bị khiếm thính cần hỗ trợ máy nghe.
- Trẻ khuyết tật có nhu cầu được gia đình, bạn bè yêu thương giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ, được tôn trọng và tham gia các hoạt động trong gia đình, xã hội.
- Trẻ khiếm khuyết cũng có mong muốn phát huy hết những khả năng của bản thân và được mọi người công nhận.
3. Tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong lớp mầm non
Sau khi đã tìm hiểu được nhu cầu và khả năng riêng biệt của từng trẻ, giáo viên sẽ xây dựng chương trình học tập và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị để trẻ có môi trường học tập phù hợp. Phương pháp tổ chức giáo dục cho trẻ khuyết tật tại nhà trường thực hiện như sau:
Sắp xếp trẻ khuyết tật ngồi bàn đầu để dễ quan sát, lắng nghe cô giảng và cô giáo cũng hỗ trợ nhanh chóng hơn.
Ngoài hoạt động chung của lớp, giáo viên cần sắp xếp thời gian thực hiện tiết cá nhân cho trẻ khuyết tật trên lớp với sự giúp đỡ của giáo viên hỗ trợ để áp dụng phương pháp dạy phù hợp khoảng 15-20 phút/ngày, 2-3 buổi/tuần.
Với trẻ khuyết tật, sự động viên của thầy cô sẽ tạo sự tự tin, lạc quan cho trẻ khi đến trường.
Khi tổ chức giáo dục hòa nhập, nhà trường phải thực hiện các nguyên tắc như:
- Trẻ tham gia các hoạt động: Đảm bảo cho trẻ khuyết tật được tham gia tất cả những hoạt động vui chơi giải trí, học tập, chế độ sinh hoạt như trẻ bình thường.
- Luôn giúp đỡ trẻ: Giáo viên là người giúp đỡ, hướng dẫn và tuyên truyền để tạo sự bình đẳng trong lớp học, để trẻ khuyết tật không tự ti, xấu hổ và nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ từ những bạn bình thường.
- Quan sát: Trong quá trình tổ chức hoạt động, giáo viên phải đánh giá khả năng của trẻ để đưa ra bài giảng phù hợp và luôn đặt câu hỏi, mục tiêu riêng cho các em.
- Đánh giá sau các hoạt động: Sau mỗi chủ đề đều có đánh giá kết quả thực hiện với các mức độ về tính độc lập hay cần sự giúp đỡ của giáo viên hay chưa thực hiện được để hỗ trợ trẻ tốt hơn các chủ đề tiếp theo.
Ví dụ: Với một trẻ khiếm thính thì việc cảm nhận ngôn ngữ nhưng khi được hòa nhập với trẻ bình thường các em sẽ có thể nhận biết từ ngữ khi quan sát diễn đạt bằng việc mấp máy môi. Hay nói cách khác, giáo dục hòa nhập cũng giống như một thứ nhớt giúp quá trình lĩnh hội suôn sẻ hơn. Mục tiêu của Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập
Trẻ khuyết tật cần được hiểu và đáp ứng tính đa dạng trong học tập nhằm đảm bảo việc học hiệu quả và sát với nhu cầu và khả năng của trẻ. Trẻ khuyết tật cần được:
- Tạo điều kiện để học tập, sinh hoạt, vui chơi trong cùng một mái trường với các bạn cùng trang lứa.
- Hưởng GD bình đẳng, phù hợp với khả năng và nhu cầu.
- Không bị phân biệt đối xử; giúp trẻ tự tin hơn, học được thêm những kỹ năng mới.
- Tham gia mọi hoạt động trong nhà trường và cộng đồng.
- Hướng tới xây dựng xã hội bình đẳng.
Mục tiêu giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật thường được xây dựng theo mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Khi xây dựng mục tiêu giáo dục cho trẻ, cần căn cứ vào:
- Bản thân trẻ khuyết tật: kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống đã có của trẻ, những gì trẻ cần đáp ứng và tương lai phát triển của trẻ ra sao?
- Mục tiêu, nội dung, chương trình khối học, năm học, học kì và của từng môn học, bao gồm các kiến thức, kĩ năng và hành vi cần đạt được sau một năm học, một học kì hay một tháng…
- Điều kiện, phương tiện của địa phương, nhà trường, lớp học và gia đình trẻ.
- Đặc điểm tình hình cụ thể tại địa phương: đặc điểm đặc thù về địa lí, văn hóa - xã hội, phong tục tập quán…
Mục tiêu giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật bao gồm các mục tiêu về kiến thức văn hóa, các kĩ năng xã hội. Đối với việc xây dựng mục tiêu thì mức độ nắm bắt kiến thức kĩ năng của trẻ trong bản kế hoạch càng chi tiết, càng cụ thể bao nhiêu thì càng tốt.
Mục tiêu giáo dục cho trẻ có thể được xây dựng theo kiểu mục tiêu giáo dục của năm học và mục tiêu giáo dục của từng học kì, từng tháng, từng tuần, và được thể hiện bằng kế hoạch bài học trong từng ngày, từng tiết.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC HOÀ NHẬP
1. Giúp trẻ khuyết tật được hưởng quyền học tập bình đẳng như những học sinh khác.
2. Tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ khuyết tật học văn hóa, vui chơi giải trí, hòa nhập cộng đồng, phục hồi chức năng và phát triển.
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Nhiệm vụ:
1.1 Đối với nhà trường:
Tiếp nhận trẻ khuyết tật đến học;
Xây dựng cơ sở vật chất, tạo cơ hội và điều kiện cho trẻ khuyết tật, được tham gia các hoạt động hòa nhập với cộng đồng;
Xây dựng kế hoạch hoạt động, đội ngũ giáo viên, nhân viên hỗ trợ cho trẻ khuyết tật theo đơn vị lớp;
Phối hợp chặt chẽ với gia đình, các tổ chức xã hội và các lực lượng cộng đồng để chăm sóc, giáo dục cho trẻ khuyết tật;
Tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên tham gia học tập nâng cao chuyên môn về giáo dục cho trẻ khuyết tật;
1.2 Đối với lớp hòa nhập:
- Cần quan tâm, chia sẽ, động viên trẻ khuyết tật tham gia các hoạt động của lớp.
- Hỗ trợ trẻ khuyết tật về các hoạt động mà họ chưa thực hiện được.
1.3. Đối với tổ, khối:
Xây dựng, thống nhất, triển khai kế hoạch giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở khối lớp phụ trách theo sự chỉ đạo ngành cấp trên;
Tham gia xây dựng, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân của trẻ khuyết tật, của giáo viên;
Sinh hoạt chuyên môn thường kỳ, tổ chức các chuyên đề giáo dục cho trẻ khuyết tật;
Phối hợp với các tổ chức, các cơ sở giáo dục khác trong việc giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật.
1.4. Đối với cá nhân giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp có trẻ khuyết tật:
Giáo viên trong giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật phải tôn trọng và thực hiện các quyền của trẻ khuyết tật; có phẩm chất đạo đức tốt, yêu thương trẻ khuyết tật; có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chương trình, kế hoạch dạy học theo yêu cầu và các quy định của trường.
Chủ động phối hợp với tổ, khối chuyên môn trong việc lập kế hoạch giáo dục cá nhân; tổ chức hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân của trẻ khuyết tật.
Thường xuyên tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
Tư vấn cho nhà trường và gia đình trẻ khuyết tật trong việc hỗ trợ, can thiệp, xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
* Giáo viên lập hồ sơ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật của lớp gồm:
Kế hoạch GDHNNKT (Sổ theo dõi tiến bộ của học sinh khuyết tật);
Danh sách trẻ khuyết tật;
Có sổ nhật ký theo dõi từng ngày qua các hoạt động.
Lập bảng theo dõi kết quả phát triển trí tuệ, thể chất báo cáo cho Ban giám hiệu. Bảng theo dõi phải đánh giá chính xác quá trình phát triển của trẻ. Thường xuyên quan sát theo dõi trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động. Khi quan sát phải hiểu rõ là mình quan sát những nội dung nào, phải ghi chép đầy đủ từng nội dung, hiện tượng xy ra trong hoạt động hang ngày của trẻ.Hồ sơ này sẽ được bàn giao cho giáo viên lớp trên.
1.5 Đối với trẻ khuyết tật:
Chăm lo rèn luyện, phục hồi chức năng, bảo vệ sức khỏe; thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo chương trình và kế hoạch của trường; tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường phù hợp với khả năng của mình.
Tôn trọng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện; thực hiện nội quy nhà trường; giữ gìn và bảo vệ tài sản chung.
Báo cáo tình hình sức khỏe, khả năng học tập cho người phụ trách lớp hoặc đề xuất nhu cầu hỗ trợ đặc biệt.
2. Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho trẻ khuyết tật:
Mỗi trẻ khuyết tật đều được lập hồ sơ giáo dục cá nhân, trong đó có các thông tin về: khả năng, nhu cầu; các đặc điểm cá nhân; mục tiêu hàng năm và mục tiêu học kỳ; thời gian thực hiện; nội dung, biện pháp thực hiện; người thực hiện; kết quả đánh giá và điều chỉnh sau đánh giá đối với người học.
Kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho trẻ khuyết tật được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học chung và nhu cầu, khả năng của trẻ khuyết tật theo hướng dẫn của Bộ. Chú ý trong kế hoạch phải nêu được rõ khả năng học tập của trẻ ở những môn nào với mức độ ra sao để thực hiện đúng thực tế và hiệu quả. Đánh giá học sinh khuyết tật dựa trên mức độ thực tế và khả năng thực tế của các em.
3. Nội dung, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả GDHNNKT
3.1. Nội dung, phương pháp giáo dục:
Căn cứ nội dung chương trình giáo dục MN theo quy định của Bộ GD – ĐT.
 Dựa vào khả năng, nhu cầu của mỗi trẻ khuyết tật đã xác định trong sổ KHGDCN và kế hoạch giáo dục chung.
Trên cơ sở đó giáo viên điều chỉnh nội dung, chương trình các môn học và phương pháp giáo dục một cách phù hợp với từng đối tượng người học.
3.2. Đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật:
Yêu cầu đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật dựa vào nội dung, hình thức học tập đã được điều chỉnh; kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân, chú trọng đến sự tiến bộ trong việc rèn luyện các kỹ năng xã hội, kỹ năng sống, khả năng hòa nhập theo từng đối tượng cụ thể.
Việc đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật phải căn cứ vào các hoạt động, kết quả học tập, lưu giữ bài làm, bài tập và nhận xét của giáo viên, được phân công giảng dạy hoặc phụ trách trẻ khuyết tật.
Việc đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích và ghi nhận sự tiến bộ của trẻ.

Tác giả: Mầm Non An Lập, Lê Thị Duyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây