Công Tác Phòng Chống Bạo Hành Trẻ Tại Trường MN

Thứ ba - 15/11/2022 15:42
Công Tác Phòng Chống Bạo Hành Trẻ Tại Trường MN
Quản lý an toàn trường học trong trường mầm non, thực hiện các quy định về MT GD an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng chống bạo lực học đường theo quy định tại Nghị định số 80/2017/NĐ-CP, đưa các nội dung chuyên đề “Đẩy mạnh phòng chống bạo hành trẻ” vào các HĐ Giáo dục hàng ngày.
I/Nguyên nhân của tình trạng bạo hành trẻ em trong nhà trường
Bạo hành nói chung và bạo hành trong nhà trường đối với trẻ em nói riêng là vấn đề mang tính toàn cầu, nó xảy ra ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới 
Nguyên nhân sâu xa và cơ bản của tình trạng giáo viên bạo hành học sinh là do sự nhận thức của giáo viên. Hiện nay, nhiều giáo viên thiếu kiến thức về sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Họ không có khả năng nắm bắt, phát hiện những nhu cầu và không biết về giới hạn trong từng thời kỳ phát triển của trẻ, do đó không thấu hiểu, thông cảm và uốn nắn, hướng dẫn để trẻ ngày càng tiến bộ trong học tập và ứng xử.
Hơn nữa, lối ứng xử và nghiệp vụ sư phạm của nhiều giáo viên còn hạn chế. Mặc dù, các trường sư phạm nói chung là nơi đào tạo cho giáo viên các phương pháp tổng thể, toàn diện, cơ bản về nghiệp vụ sư phạm. Các giáo trình sư phạm đã đề cập đầy đủ các vấn đề về ứng xử trong quan hệ thầy trò, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh... Nhưng đó cũng chỉ là những bài học, còn việc tiếp thu được hay không thì phụ thuộc vào cách lĩnh hội, bản lĩnh, nhân cách và sự rèn luyện của mỗi người.

Yếu tố kinh tế cũng phần nào ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy trò. Hiện nay, thu nhập của hầu hết giáo viên ở mức thấp và giáo viên khó có thể sống được với đồng lương cơ bản. Do đó, nhiều giáo viên phải chịu nhiều áp lực trong mưu sinh, họ phải đối mặt với vô vàn khó khăn, phải tìm cách để cải thiện đời sống. Nhiều giáo viên có sức chịu đựng kém, dễ tổn thương, dễ nổi giận, dễ thất vọng, vì thế khi gặp những trẻ bướng bỉnh, không nghe lời, mọi ức chế lập tức bùng phát và xung đột xảy ra và người chịu hậu quả nặng nề hơn cả chính là trẻ.
II/ Một số giải pháp phòng ngừa bạo hành trong nhà trường đối với trẻ em
Ngành giáo dục - đào tạo cần phải có những nỗ lực mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngay trong quá trình học tập, rèn luyện và đào tạo.
Bản thân các cô phải có trách nhiệm tự trang bị kiến thức, kỹ năng cho mình. Người thầy, ngoài tài năng, phải hội đủ những đức tính như sự mực thước trong cuộc sống, lòng yêu nghề, tận tâm tận lực với nghề.
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống bạo lực học đường
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường và trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác và ngăn ngừa hành vi bạo lực học đường.
b) Tuyên truyền các gương điển hình trong công tác phòng, chống bạo lực học đường trên các trang web, cổng thông tin điện tử, các phương tin thông tin đại chúng và các hình thức khác cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng.
2.Tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống bạo lực học đường vào các hoạt động giáo dục, nội dung chương trình
a) Tăng cường lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sng vào trong nội dung, chương trình, hoạt động giáo dục.
b) Lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục.
c) Giáo dục, trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng về phòng, chống bạo lực học đường và phòng, chống bạo hành trẻ em cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình trẻ.
3. Xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở giáo dục
a) Xây dựng và thực hiện có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục.
b) Tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm, tập thể có tính cộng đồng - xã hội, nhằm tạo cơ hội cho trẻ được tham gia các hoạt động trải nghiệm, góp phần định hướng thẩm mỹ lành mạnh, giáo dục kỹ năng sống, hình thành và phát triển nhân cách.
c) Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
4. Nâng cao năng lực, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên các cơ sở giáo dục
a) Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong việc quản lý, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong đơn vị.
b) Tổ chức đánh giá, rà soát, bố trí đội ngũ cán bộ, nhà giáo, nhân viên phù hợp với chuyên môn, năng lực cá nhân, đảm bảo trong cơ sở giáo dục không có cán bộ quản lý, nhà giáo và nhân viên vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm quy chế chuyên môn nghiệp vụ. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với nhà giáo có hành vi bạo lực.
c) Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề về nâng cao đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo và việc áp dụng hiệu quả các phương pháp giáo dục tích cực trong nhà trường.
5. Kiểm tra, giám sát và xử lý về bạo lực học đường
a) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong các cơ sở giáo dục; phát hiện, xử lý những vi phạm liên quan đến bạo lực học đường tại đơn vị.
b) Thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường của cơ sở giáo dục: hộp thư góp ý, và các hình thức khác. Theo dõi, thống kê và phân tích các nhóm đối tượng có nguy cơ bạo lực học đường. Thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục và gia đình trẻ để tăng cường phối hợp quản lý, xử lý các tình huống liên quan tới bạo lực học đường.
c) Xây dựng và áp dụng các công cụ phòng ngừa, giải quyết các nguy cơ xảy ra bạo lực học đường.
d) Xây dựng cơ chế phối hợp và quy trình xử lý đối với các tình huống bạo lực học đường.

Tác giả: Mầm Non An Lập, Lê Thị Duyên

Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

Bún cá viên viên rau giá,
 Sữa netsure grow IQ plus

Bữa trưa:

Cơm 
Xào: Bắp cải xào
Mặn: Trứng chiên thịt heo nấm mèo
Canh: Canh chua cá rau quả 

Bữa xế:

Cháo lươn - cá lóc khoai môn nấm

Bữa chiều:

Dưa hấu

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây