Giáo Dục An Toàn Giao Thông Cho Trẻ Tại Trường Mầm Non

Thứ năm - 08/12/2022 07:58

Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022- 2023 và tình hình hoạt động thực tế của đơn vị.
Nay bộ phận CM lập kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non tại Trường Mầm Non An Lập, cụ thể như sau: 

 
  • Mục tiêu
  • Trình bày được nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục ATGT cho trẻ trong trường mầm non.
  • Nắm bắt được những nội dung cơ bản trong một số văn bản của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT liên quan đến ATGT và GDATGT.
  • Lập được kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt nội dung GDATGT cho trẻ trong trường mầm non theo hướng tích hợp.
  • Tự giác thực hiện và là tấm gương tốt về chấp hành Luật ATGT.
  1. Tầm quan trọng của GDATGT cho trẻ MN
            Hàng ngày trẻ phải đối mặt với các tình huống giao thông nguy hiểm. Giáo dục ATGT sẽ chuẩn bị cho trẻ trở thành những người tham gia giao thông an toàn.
  • Một trong những nguyên nhân cơ bản của tai nạn giao thông đối với trẻ em ở các nước đang phát triển là do thất bại trong việc đưa giáo dục ATGT vào chương trình giảng dạy của nhà trường, giáo dục là một biện pháp hiệu quả.
  • Giai đoạn hiệu quả nhất để giáo dục trẻ các kiến thức và kỹ năng mà chúng sẽ nhớ cả đời là lứa tuổi mầm non.
        Một chương trình giáo dục ATGT nên bắt đầu từ giáo dục mầm non và liên tục thực hiện giáo dục ATGT trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường
  1. Nhiệm vụ giáo dục ATGT cho trẻ trong trường mầm non
  • Triển khai nội dung giáo dục an toàn giao thông theo văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Phát triển nội dung giáo dục an toàn giao thông trong thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ em có nhận thức ban đầu về các phương tiện giao thông thông dụng,  một số quy định của Luật Giao thông; Hình thành và củng cố ở trẻ các hành vi đúng khi tham gia giao thông; Giáo dục trẻ có ý thức và hình thành thói quen tham gia giao thông an toàn.
  • Thực hiện tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông trong các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không nhằm nâng cao KT, ý thức trách nhiệm và hành vi ứng xử có văn hoá khi tham gia GT cho toàn thể CB, GV, CNV và cha mẹ trẻ.
  1. Mục tiêu giáo dục ATGT cho trẻ MG
Hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ tham gia giao thông an toàn cho trẻ mầm non
  • Về kiến thức
  • Nhận biết và phân biệt một số phương tiện giao thông thông dụng và một số biển báo giao thông.
  • Nhận biết một số dịch vụ khi tham gia giao thông.
  • Biết một số quy định đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
  • Biết sự nguy hiểm / hậu quả khi không tuân thủ quy địnhvề giao thông.
  • Về kĩ năng
  • Phân biệt một số hành vi đúng − sai khi tham gia giao thông.
  • Thực hiện được một số quy định khi tham gia giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không.
  • Thực hiện được những hành vi văn minh khi tham gia giao thông.
  • Thực hiện những kỹ năng giữ an toàn khi tham gia giao thông.
  • Về thái độ
  • Bước đầu có ý thức thực hiện một số quy định đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
  • Hào hứng tham gia các hoạt động về giáo dục an toàn giao thông ở trường, ở nhà.
  • Đồng tình với những hành vi đúng và không đồng tình với những hành vi sai về an toàn giao thông.
  1. Nguyên tắc thực hiện tích hợp GDATGT cho trẻ MN
Nguyên tắc 1: Nội dung giáo dục trẻ về an toàn giao thông được lồng ghép tích hợp trong tất cả các lĩnh vực giáo dục (giáo dục phát triển thể chất; giáo dục phát triển nhận thức; giáo dục phát triển ngôn ngữ; giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội; giáo dục phát triển thẩm mỹ), được thực hiện trong các hoạt động đa dạng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, giúp trẻ dễ ghi nhớ và thực hiện.
Nguyên tắc 2: Nội dung giáo dục trẻ về an toàn giao thông được lồng ghép, tích hợp hợp lý, nhẹ nhàng, không áp đặt, khiên cưỡng trong các hoạt động đa dạng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, giúp trẻ dễ ghi nhớ và thực hiện. Đặc biệt, được tổ chức thông qua trò chơi, trải nghiệm, thực hành.
Nguyên tắc 3: Nội dung giáo dục an toàn giao thông có thể được tích hợp trong cả một hoạt động hay một phần của hoạt động hoặc liên hệ thực tế đảm bảo phù hợp với khả năng của trẻ và phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể.
Nguyên tắc 4: Nội dung lồng ghép, tích hợp giáo dục trẻ về an toàn giao thông cần phù hợp với vùng miền, địa phương, thiết thực với cuộc sống của trẻ
           5. Nội dung  giáo dục an toàn giao thông chung cho trẻ mẫu giáo
          * Một số phương tiện giao thông.
- Các phương tiện giao thông đường bộ; Phương tiện giao thông đường sắt; Các phương tiện giao thông đường thuỷ; Các phương tiện giao thông đường hàng không
Giới thiệu  về sự đa dạng của mỗi loại phương tiện GT, đặc điểm, tên gọi người điều khiển các PTGT, quy định an toàn  và văn hóa đi trên các PTGT,...
        * Hệ thống báo hiệu đường bộ
(1) Đèn tín hiệu GT (2) Một số biển hiệu giao thông đường bộ: Biển báo cấm; Biển báo báo nguy hiểm; Biển hiệu lệnh; Biển chỉ dẫn.
         * An toàn khi tham gia giao thông: đi bộ, khi đi qua đường, khi ngồi trên các phương tiện giao thông, khi vui chơi.
        * Những hậu quả nguy hiểm khi không thực hiện quy định về ATGT
         5.1. Nội dung giáo dục ATGT cho trẻ MG 3- 4 tuổi
 Làm quen với một số phương tiện giao thông quen thuộc : Nhận biết tên gọi, đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông quen thuộc như ô tô, xe máy, xe đạp, tàu hoả, máy bay…
Nắm tay người lớn khi đi qua đường : Trẻ em dưới 7 tuổi không được qua đường một mình, muốn qua đường phải được người lớn nắm tay dẫn dắt.
Ngồi trên xe đạp, xe máy an toàn :
       + Ngồi cho hai chân về hai bên, hai tay ôm người lái xe và đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi ngồi trên xe đạp, điện hoặc xe máy.
        + Không được ngồi trên đầu xe hoặc giỏ xe ;
        + Không được đứng trên xe.  Không ngồi ngược chiều của xe,...
 Những hậu quả khi không tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông
        5.2. Nội dung giáo dục ATGT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi
Ngoài việc củng cố các nội dung đã học ở lớp 3 − 4 tuổi, trẻ mẫu giáo 4 − 5 tuổi cần được hướng dẫn thêm:
Các phương tiện giao thông
+ Kể tên, so sánh, phân loại một số phương tiện giao thông.
+ Biết một số dịch vụ GT như : nơi bán vé, bến ô tô, ga tàu, sân bay, ...
Chơi ở nơi an toàn : Tránh nơi có nhiều người và xe cộ đi lại, chợ, trạm điện, nơi độc hại, nơi có vật liệu nổ, nơi dễ cháy nổ;  ...
 Đi bộ an toàn:
An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông
Làm quen với tín hiệu đèn giao thông  (các tín hiệu và ý nghĩa)
Những hậu quả khi không tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông
          5.3. Nội dung giáo dục ATGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi
Ngoài việc củng cố các nội dung đã học ở lớp 3 – 4 tuổi và 4 − 5 tuổi, lớp 5 − 6 tuổi cần được hướng dẫn thêm :
* Làm quen với một số biển báo hiệu giao thông đường bộ (về màu sắc, hình dạng và quy định) :
+ Biển báo cấm
+ Biển báo nguy hiểm
+ Biển hiệu lệnh
+ Biển chỉ dẫn
* Nơi qua đường an toàn : Nhận biết những nơi qua đường an toàn : nơi có
vạch kẻ đường ; cầu vượt hoặc hầm qua đường dành cho người đi bộ
 * Cách đội mũ bảo hiểm đúng
* Hậu quả của việc không tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông
            6. Phương pháp giáo dục ATGT cho trẻ mẫu giáo
Trò chơi
Trải nghiệm thực tế
Xem video, phim, tranh ảnh, quan sát các tình huống thực tế về an toàn giao thông
Đọc thơ, kể các câu chuyện, hát bài hát về giao thông
Tổ chức các buổi nói chuyện về PTGT và ATGT
Trò chuyện / đàm thoại với trẻ về các PTGT và về ATGT
Sân khấu hoá
Tổ chức các cuộc thi về an toàn giao thông
          * Về phương pháp và cách thức tổ chức GD ATGT giáo viên cần lưu ý:
  •  Tăng cường cho trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều hơn, tạo cơ hội để trẻ
được khám phá, sáng tạo một cách tự nhiên, nhằm giúp trẻ hình thành các kiến thức, hành vi và thái độ đúng về an toàn giao thông.
  •  Tạo cơ hội cho trẻ tham gia trải nghiệm thực tế trực quan sinh động qua video, tham quan, buổi nói chuyện về an toàn giao thông.
  •  Thường xuyên vận dụng những điều kiện, tình huống thuận lợi để giáo dục trẻ và thiết kế các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm; coi trọng những kinh ghiệm thực tế mà trẻ có được từ môi trường giao thông nơi trẻ sống.
  •  Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
  •  Luôn là tấm gương thực hành các quy định về ATGT
          7. Hướng dẫn lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục ATGT trong thực hiện chương trình GDMN
  • Nội  dung GDATGT được thực hiện thông qua :
− Chủ đề  “Giao thông”/ “Phương tiện và quy định giao thông”
− Tích hợp vào một số chủ đề khác như chủ đề Gia đình, Bản thân, Nghề nghiệp...
− Tháng an toàn giao thông.
  • Nội dung GDATGTcó thể tổ chức qua các HĐGD sau:
− Hoạt động học.
− Hoạt động chơi.
− Hoạt động  đón, trả trẻ
− Hoạt động ngoài trời, dạo chơi, tham quan, ...
  • Công tác phối hợp với cộng đồng
Nội dung
- Tham mưu, tư vấn, đề xuất với các ban ngành về mục tiêu, nội dung GDATGT trong trường MN
- Đề nghị hỗ trợ công tác tuyên truyền; xây dựng môi trường văn hóa giao thông
- Đề nghị hỗ trợ các điều kiện, nguồn lực để tổ chức giáo dục ATGT
Hình thức
- Họp/ Hội nghị
- Góc tuyên truyền
- Loa/ đài
- Tham gia tháng ATGT
  • Công tác phối hợp với gia đình
Nội dung
- Tuyên truyền, phổ biến cho cha mẹ về MT, ND, PP giáo dục ATGT cho trẻ trong trường mầm non
- Phối hợp với gia đình trong công tác giáo dục ATGT cho trẻ
Hình thức
- Họp phụ huynh
- Góc tuyên truyền, bảng thông báo
- Trao đổi trực tiếp
- Tham gia tháng ATGT
          8. Xây dựng môi trường giáo dục ATGT
  • Những yêu cầu chung:
-Môi trường giáo dục đảm bảo an toàn
- Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt có tính mở
- Bố trí các khu vực hoạt động nên hướng tới sự linh hoạt, có thể dễ dàng điều chỉnh, thay đổi
- Khuyến khích sử dụng đồ dùng, đồ chơi, học liệu ở các góc có nguồn gốc thiên nhiên
  • Những yêu cầu về xây dựng môi trường hướng đến giáo dục an toàn giao thông:
- Xây dựng các góc ở lớp/trường để tuyên truyền đến PH: sử dụng tranh/ảnh/pano/…
- Sử dụng hiệu quả các nguyên vật liệu mở nhằm kích thích trẻ khám phá và hoạt động (khuyến khích trẻ xây dựng môi trường cùng GV…)
- Môi trường ngoài nhóm / lớp, việc thiết kế cần hướng đến mục tiêu tăng cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, hướng đến giáo dục ATGT. 
          9. Một số VBCĐ cần biết
 Luật Giáo thông đường bộ
Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
Chỉ thị số 18-CT-TW
Nghị quyết số 12/NQ-CP
      
Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng CM cho giáo viên về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non của Trường Mầm non An Lập.
                                                                                                                                                                                                                                                                PHT


 

Tác giả: Mầm Non An Lập, Lê Thị Duyên

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bữa sáng:

Bún cá viên viên rau giá,
 Sữa netsure grow IQ plus

Bữa trưa:

Cơm 
Xào: Bắp cải xào
Mặn: Trứng chiên thịt heo nấm mèo
Canh: Canh chua cá rau quả 

Bữa xế:

Cháo lươn - cá lóc khoai môn nấm

Bữa chiều:

Dưa hấu

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây