Quy Trình Xử Lý Khi Bị Ngộ Độc Thực Phẩm

Thứ ba - 06/12/2022 12:18
Quy Trình Xử Lý Khi Bị Ngộ Độc Thực Phẩm
QUY TRÌNH XỬ LÝ KHI BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

+ Xác định “ ngộ độc thực phẩm’’ và vụ ngộ độc thực phẩm
+ Vụ ngộ độc thực phẩm là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra với 02 người trở lên có dấu hiệu ngộ độc khi ăn cùng một loại thực phẩm cùng một địa điểm. Trường hợp chỉ có 01 người mắc và tử vong cũng được gọi là vụ ngộ độc thực phẩm
+ Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra khi ăn uống phải thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng các triệu chứng dạ dày-ruột ( nôn ói, đau bụng, chướng bụng,  tiêu chảy….) thần kinh hoặc những triệu chứng khác tùy theo tác nhân gây ngộ độc.
Bước 1: Xác định vụ ngộ độc và gọi cấp cứu
+  Khi xác định trẻ bị ngộ độc thực phẩm
- Giáo viên lập tức báo cáo tình hình lên ban giám hiệu nhà trường
- Thông báo ngưng ngay thực phẩm đang sử dụng nghi ngờ gây ngộ độc
- Cấp dưỡng: Tổ trưởng cấp dưỡng lưu các mẫu thực phẩm, các thành viên tổ cấp dưỡng phụ giúp cô giáo chuyển cháu
- Bảo vệ gọi cấp cứu 115, gọi công an 113, phối hợp cùng công an 113 bảo vệ hiện trường
- Nhân viên y tế sơ cứu tại chỗ và chuyển viện, cách ly cháu bệnh và cháu không bệnh
- Ban giám hiệu hỗ trợ y tế chăm sóc cháu điều động và phân công công tác cấp cứu
Bước 2: Chuyển các cháu đến bệnh viện
- Giáo viên nhóm - lớp có trẻ bị ngộ độc: 01 cô đi theo cháu lên bệnh viện, 01 cô ở lại ổn định lớp
- Nhân viên y tế: Tiến hành phân loại bệnh và sơ cấp cứu: Trấn an động viên trẻ, phải gây nôn cho trẻ bằng mọi cách, sau mỗi lần nôn hoặc trẻ đi cầu phải bổ sung nước cho trẻ bằng đường uống  ( có thể cho uống nước Oresol, nước muối đường…) nếu trẻ còn tỉnh táo, trẻ lơ mơ vật vã không cho uống sau đó chuyển tới bệnh viện
- Các cô cấp dưỡng, các cô khối văn phòng hỗ trợ y tế chăm sóc trẻ và chuyển viện
- Nhân viên bảo vệ hỗ trợ công tác đảm bảo trật tự trong và trước cổng trường tạo điều kiện cho xe cấp cứu vận chuyển cháu đi thuận lợi nhất
- Nhân viên phục vụ bảo quản tài sản trong trường
Bước 3: Trách nhiệm của cơ quan đơn vị
- Giáo viên cùng nhân viên y tế lập danh sách các cháu được chuyển viện  để theo dõi và chăm sóc sau ngộ độc.
- Ban giám hiệu ổn định trường lớp , trấn an phụ huynh và cán bộ giáo viên công nhân viên.
- Khai báo và cung cáo thông tin trung thực, giao mẫu thực phẩm lưu về vụ ngộ độc thực phẩm cho các cơ quan có chức năng (Thanh tra y tế, trạm y tế xã An Lập, Trung tâm y tế huyện Dầu Tiếng…)
- Cấp dưỡng rà soát lại toàn bộ quy trình chế biến thực phẩm từ khâu nguyên liệu thực phẩm đầu vào, sơ chế, chế biến đến thực phẩm thành phẩm.
- Kiểm tra lại tình hình sức khỏe nhân viên chế biến thực phẩm.
- Tổ chức họp giữa ban lãnh đạo đơn vị, công đoàn và đại diện bếp ăn rút kinh nghiệm và chỉnh sửa lại quy trình phục vụ ăn uống.


                                                                                                         PHT


 

Tác giả: Mầm Non An Lập, Lê Thị Duyên

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

Bún cua đồng rau mồng tơi,
Sữa netsure grow IQ plus

Bữa trưa:

Cơm 
Xào: Bắp cải xào
Mặn: Gà om hạt sen cà rốt
Canh: Canh giá hẹ thịt heo đậu hũ non 

Bữa xế:

Bánh mì chà bông

Bữa chiều:

Cháo cá lóc rau mồng tơi nấm 

Văn bản mới

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây