Vận Dụng PP Stem/Steam Trong Chương Trình GDMN

Thứ năm - 31/10/2024 16:16
Vận Dụng PP Stem/Steam Trong Chương Trình GDMN
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN 
“Vận Dụng Steam Trong Chương Trình GDMN”
I. STEAM là gì?
1. Khái niệm
Giáo dụ STEAM là phương pháp tiếp cận giáo dục dựa trên ý tưởng trang thiết bị dành cho người học những kiến thức, kỹ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, công nghệ, kỹ thuật toán học và nghệ thuật theo cách tiếp cận liên môn (liên ngành) và từ đó người học có thể áp dụng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.
Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên định hướng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học theo cách tiếp cận liên môn và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
2. Đặc trưng của Steam/ Stem
          - Steam/ Stem là tích hợp
          - Steam/ Stem là trải nghiệm
          - Steam/ Stem là ứng dụng
          - Steam/ Stem có tính hệ thống và kết nối
3. Cách xác định các thành tố trong bài dạy Stem /Steam
* Stem gm 4 thành tố:
S - Khoa học: Là hệ thống tri thức về các quy luật, hiện tượng trong tự nhiên có được thông qua sự quan sát và trải nghiệm, đặt giả thuyết và phán đoán, đặt câu hỏi và phát hiện, tò mò và thử nghiệm.
T - Công nghệ: Là tất cả những công cụ, thiết bị, phương tiện được sử dụng trong quá trình triển khai tạo thành sản phẩm (sáng chế, cải tiến làm thay đổi/biến đổi các nguồn lực tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người)
E - Kỹ thuật: Là nói đến cách làm, là khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống bằng cách thiết kế hệ thống hay, xây dựng quy trình thực hiện (quy trình sản xuất) để tạo ra sản phẩm. Dạy trẻ kỹ thuật là dạy trẻ biết cách làm và quy trình làm ra 1 vật
M - Toán: Toán học trong STEAM là áp dụng các KT, KN toán học như đếm, đo, hình dạng, quy luật SX, không gian...vào thực tiễn cuộc sống, vào việc chế tạo/sản xuất ra sản phẩm.
* Steam gm 4 thành tố, còn có thêm 1 thành tố, đó là:
A - Nghệ thuật: Là các hoạt động để tạo ra các sản phẩm (có thể là vật thể hoặc phi vật thể) mang lại những giá trị lớn về tinh thần, tư tưởng và có giá trị thẩm mỹ. Trong STEAM, nghệ thuật là những hoạt động cụ thể của trẻ như: tô màu, vẽ, nặn, xé dán, trang trí, sắp đặt, gấp, cắt... để làm cho sản phẩm có giá trị thẩm mỹ và phát triển ở trẻ óc quan sát, khả năng tư duy và tưởng tượng.
4. Giáo dục STEM có một số đặc điểm
- Thu hút trẻ vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn (vận dụng lý thuyết để thực hành, khám phá, thiết kế, chế tạo);
- Sử dụng các phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm (dạy học dự án và dạy học giải quyết vấn đề là 2 phương pháp được sử dụng phổ biến);
- Tích hợp các môn học STEM (huy động kiến thức của 2 hay nhiều môn học thuộc các lĩnh vực STEM);
- Hỗ trợ phát triển những kĩ năng của thế kỉ XXI (tư duy phản biện, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo).
STEM là một cách suy nghĩ về cách các nhà giáo dục ở tất cả các cấp nên giúp người học tích hợp kiến thức giữa các bộ môn, khuyến khích các em suy nghĩ theo cách kết nối và toàn diện hơn.
Cung cấp cho người học phương pháp học tập tích cực, đổi mới, hợp tác, giải quyết vấn đề phức tạp, giải quyết vấn đề sáng tạo, tư duy phản biện, tư duy phản biện, lập chương trình và phân tích và đánh giá hệ thống
II. STEM/ STEAM trong GDMN
Giáo dục STEM ở cấp học mầm non là mô hình triển khai các hoạt động, chủ đề giáo dục dựa trên cách tiếp cận tích hợp (từ hai lĩnh vực trở lên trong đó phải có KHOA HỌC VÀ TOÁN) giúp trẻ áp dụng kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề trong bối cảnh cụ thể, gần gũi với cuộc sống thực của trẻ.
Tổ chức các hoạt động STEM/STEAM cho trẻ mầm non cần dựa trên việc lồng ghép các yếu tố khoa học (Science), công nghệ (Technology), kỹ thuật (Engineering), nghệ thuật (Art), và toán học (Mathematics) một cách phù hợp với độ tuổi và sự phát triển của trẻ.
1. Đặc trưng GD STEM trong giáo dục mầm non
  • Thực tiễn
  • Tích hợp
  • Thực hành, trải nghiệm
  • Khám phá tích cực
   

2. Nguyên tắc thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục mầm non
  1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục trẻ
  2. Đảm bảo phù hợp với khả năng, nhu cầu và phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ
  3. Đảm bảo đặc trưng của giáo dục STEM
  4. Phù hợp với thực tiễn và cuộc sống thực của trẻ
3. Các cấp độ thực hiện giáo dục STEM trong GDMN
    1. Phát triển chương trình nhà trường theo định hướng giáo dục STEM
    2. Dự án giáo dục STEM
    3. Tổ chức hoạt động giáo dục STEM
4. Hướng dẫn giáo dục STEM trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non
    1. Tích hợp giáo dục STEM trong xây dựng kế hoạch giáo dục
    2. Thiết kế môi trường giáo dục STEM
    3. Tổ chức hoạt động/dự án giáo dục STEM
    4. Đánh giá thực hiện chương trình
* Tích hợp giáo dục STEM trong xây dựng kế hoạch giáo dục
Kế hoạch năm học
Kế hoạch chủ đề/dự án/tháng Kế hoạch tuần, ngày
Kế hoạch hoạt động
Thời gian tổ chức 1 HĐ Steam tương ứng với thời gian các hoạt động tổ chức truyền thống.
* Thiết kế môi trường giáo dục STEM: gồm 07 góc (5 góc là 5 thành tố Steam, góc sách truyện, góc phân vai)
Sắp xếp góc chơi cuốn hút.
Nguyên vật liệu là vật thật, tự nhiên, vật liệu tái chế
Không gian sáng tạo: Góc động/tĩnh
Chơi cát nước
Thiết kế: Giá để nguyên vật liệu, Nơi trẻ sáng tạo, Nơi trưng bày sản phẩm.
Trẻ được hợp tác, tương tác, thảo luận nhóm, lựa chọn đồ chơi khác nhau
Chơi chủ đề
Góc thuyết trình Chăm sóc cây, vật nuôi
Góc chơi sắp xếp khoa học, dễ quản lí.
* Đánh giá thực hiện giáo dục STEM
Đánh giá sự tiến bộ của trẻ, so sánh kết quả trên trẻ với kết quả mong đợi theo độ tuổi và mục tiêu giáo dục
Đánh giá năng lực của trẻ, chú ý đến các năng lực STEM như tư duy phản biện, sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, sự tham gia tích cực của trẻ trong các hoạt động, cảm giác thoải mái trong hoạt động
Đánh giá thực hiện giáo dục STEM thực hiện liên tục trong quá trình giáo dục.
Sử dụng phối hợp cách thức đánh giá.
III. Các yếu tố STEM được đưa vào những lĩnh vực trong Chương trình GDMN
1. Hoạt động khám phá khoa học
- Thí nghiệm đơn giản: Tổ chức các thí nghiệm dễ thực hiện và an toàn như trồng cây từ hạt, quan sát sự nảy mầm, pha chế màu sắc.
- Khám phá môi trường xung quanh: Đưa trẻ đi dạo và khám phá các hiện tượng tự nhiên (gió, mưa, mặt trời), quan sát các loài côn trùng, thực vật và động vật.
2. Sử dụng công nghệ đơn giản
- Ứng dụng học tập qua máy tính bảng: Sử dụng các ứng dụng giáo dục đơn giản để trẻ làm quen với công nghệ thông qua các trò chơi học đếm, xếp hình.
- Sử dụng robot đồ chơi: Giới thiệu robot lập trình đơn giản như BeeBot để giúp trẻ học các khái niệm về lập trình cơ bản như hướng di chuyển.
3. Hoạt động kỹ thuật thủ công
- Lắp ráp từ vật liệu tái chế: Khuyến khích trẻ tạo ra các công trình như tòa nhà, cầu bằng các vật liệu như que kem, giấy, bìa cứng. Hoạt động này giúp trẻ phát triển tư duy kỹ thuật và sáng tạo.
- Xây dựng công trình từ khối gỗ: Trẻ có thể sử dụng các khối gỗ để xây dựng các mô hình nhà cửa, đường sá, nhằm rèn luyện khả năng tư duy không gian.
4. Lồng ghép nghệ thuật vào khoa học và toán học
- Sáng tạo với màu sắc và hình dạng: Sử dụng tranh vẽ, đất nặn để trẻ thể hiện các hình dạng hình học hoặc tái hiện những cảnh quan thiên nhiên như bầu trời, cây cối.
- Âm nhạc và toán học: Trẻ có thể được tiếp cận với các bài hát có nhịp điệu đơn giản giúp phát triển khái niệm về số học.
5. Hoạt động toán học thông qua trò chơi
- Trò chơi xếp hình: Trẻ có thể học các khái niệm hình học và tư duy logic thông qua việc xếp các khối hình khác nhau.
- Đo lường đơn giản: Khuyến khích trẻ đo các vật dụng bằng thước, đếm số bước chân, hoặc cân đo các đồ vật nhẹ để trẻ làm quen với các khái niệm đo lường và số học.
6. Tổ chức dự án nhỏ
- Dự án trồng cây: Trẻ sẽ học về quá trình phát triển của cây cối, đồng thời áp dụng các kỹ năng quan sát, ghi chép và so sánh.
- Dự án xây dựng thành phố mini: Trẻ có thể làm việc nhóm để thiết kế và xây dựng một thành phố nhỏ với các yếu tố như đường, nhà, cây xanh, kết hợp cả khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật.
Tổ chức hoạt động/dự án giáo dục STEM
Vai trò của nhà giáo dục
o Cung cấp một môi trường đầy thử thách và khuyến khích để thúc đẩy các lĩnh vực học tập STEM
o Khuyến khích, thúc đẩy, tạo điều kiện và dẫn dắt trẻ em tìm hiểu và khám phá bằng cách sử dụng trí tò mò tự nhiên của chúng
o Cung cấp các hỗ trợ và cơ hội cho trẻ em ở mức độ cá nhân để đáp ứng nhu cầu và khả năng của nhóm
o Đáp ứng hứng thú và sự tò mò tự nhiên của trẻ đối với việc học thông qua hợp tác, lập kế hoạch và ghi chép
o Làm cho việc học trở nên rõ ràng, dễ dàng hơn.
7. Tích hợp các hoạt động hàng ngày
- Nấu ăn kết hợp học toán: Khi nấu ăn, trẻ có thể học cách đong đếm nguyên liệu, nhận biết các khối lượng và kích thước khác nhau.
- Chơi với nước: Thông qua các hoạt động chơi với nước (đổ, múc, rót), trẻ có thể học các khái niệm cơ bản về thể tích và trọng lượng.
Việc tổ chức hoạt động STEM/STEAM cần kết hợp với các yếu tố vui chơi để kích thích tư duy cho trẻ nhỏ, linh hoạt, sáng tạo và sự tò mò và phát triển
III. Hướng dẫn thực hiện giáo dục STEM trong các hoạt động phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng
Phối hợp giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng trong thực hiện các hoạt động giáo dục STEM
Nhà trường có thể phối hợp cùng gia đình:
Lên kế hoạch thực hiện các hoạt động/ dự án giáo dục STEM Chia sẻ các ý tưởng thực hiện các mục tiêu phát triển trẻ. Chuẩn bị đồ dùng, thiết kế môi trường
Tham gia các hoạt động STEM cùng trẻ
Nhà trường phối hợp các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, đơn vị quản lí các di tích văn hóa lịch sử, làng nghề…
* Tổ chức hoạt động câu lạc bộ STEM
là hoạt động hỗ trợ cho giáo dục STEM ở trường mầm non.
Huy động trẻ em và cha mẹ tự nguyện tham gia
Thoả mãn đam mê với khoa học, kĩ thuật, công nghệ, toán và nghệ thuật, phát hiện khả năng, sở thích của trẻ, tạo sự kết nối giữa các trẻ em.
Thu hút sự tham gia giữa các khối lớp, cha mẹ của trẻ và cộng đồng xung quanh khu vực trường.
Tăng cường các hoạt động cần làm việc nhóm, phát huy tính chủ động, sáng tạo của trẻ.
Thu hút sự tham gia của trẻ và cha mẹ trẻ, kết nối với các nguồn lực/tổ chức khác như chuyên gia, nghệ nhân, các địa điểm trải nghiệm thực tiễn cho trẻ, quản lý thông tin, sản phẩm hoạt động của CLB…
* Tổ chức ngày hội STEM
là một hình thức giáo dục tạo môi trường học tập, trải nghiệm sáng tạo với các hoạt động STEM
Thường được tổ chức theo các chủ đề gần gũi với cuộc sống của trẻ, hoặc liên kết các chủ đề đến cuối năm học.
là cơ hội trải nghiệm của phụ huynh để lan tỏa và nâng cao nhận thức về vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tới cộng đồng nói riêng và nhận thức về giáo dục STEM nói chung.

 

Tác giả: Mầm Non An Lập, Lê Thị Duyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

Bún cá viên viên rau giá,
 Sữa netsure grow IQ plus

Bữa trưa:

Cơm 
Xào: Bắp cải xào
Mặn: Trứng chiên thịt heo nấm mèo
Canh: Canh chua cá rau quả 

Bữa xế:

Cháo lươn - cá lóc khoai môn nấm

Bữa chiều:

Dưa hấu

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây