Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Cho Trẻ Mầm Non

Thứ năm - 02/02/2023 16:24
Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Cho Trẻ Mầm Non
Vì sao nên giáo dục môi trường cho trẻ mầm non
Trái đất đang nóng lên từng ngày với sự biến đổi khí hậu, thiên tai bão lũ cũng như tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng. Do đó, việc bảo vệ môi trường không còn là vấn đề riêng của một quốc gia mà nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn dân. Chính bởi vậy việc giáo dục môi trường cho bé mầm non đang rất cấp thiết.

Hình thành nhận thức bảo vệ môi trường
Một trong những nguyên nhân chính khiến môi trường bị ô nhiễm là do con người thiếu hiểu biết, thiếu ý thức. Vì vậy để nâng cao nhận thức của con người về môi trường thì việc giáo dục cho trẻ từ lứa tuổi mầm non vô cùng cần thiết và cấp bách. 
Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non sẽ giúp các bé dễ dàng hình thành nề nếp thói quen, có nhận thức bảo vệ môi trường sống và hình thành nhân cách con người. Trẻ em là ươm mầm của thế giới do đó khi các bé đã học cách sử dụng tài nguyên từ khi còn nhỏ sẽ tạo nề nếp và lối sống có ý thức giúp bảo vệ môi trường.
Mục đích của việc giáo dục môi trường cho trẻ mầm non nhằm hướng đến sự qua tâm của trẻ đến thiện nhiên bằng hành động thực tiễn. Việc giáo dục sẽ giúp trẻ phát triển tư duy sinh thái vững chắc và sử dụng nó để giúp môi trường trở nên tốt đẹp hơn. 
Hiểu biết về môi trường tự nhiên, cuộc sống
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ sẽ giúp các bé hiểu rõ hơn về môi trường sống, những thứ bao quanh con người và cách bảo vệ các nhân tố đó bền vững. Khi đã hiểu về bản chất của sự vật, sự việc thì bé sẽ có ý thức để bảo vệ.
Ví dụ: Việc vứt rác đúng quy định sẽ góp phần cho môi trường xanh sạch đẹp sẽ là nền tảng để bé hiểu được ý nghĩa của việc vứt rác nơi và lan tỏa thông điệp đến mọi người.
Khi đã hiểu biết về môi trường, trẻ sẽ hình thành kỹ năng tốt như: Sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, vứt rác đúng nơi quy định, chăm sóc bảo vệ cây cối,... Các hoạt động này sẽ là tiền đề để trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, duy trì hành động tốt dù ở nhà trường, gia đình và cả nơi công cộng…
Giáo dục môi trường giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường sống.
 
Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non gồm những gì? 
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non bao những kiến thức cơ bản nhất phù hợp với khả năng nhận thức của bé với mục đích tạo nên lối sống có ý thức và đúng đắn với môi trường. Chính vì vậy chương trình giáo dục môi trường cho các bé độ tuổi mầm non gồm các nội dung sau:
  • Tiết kiệm tài nguyên: Dạy bé tiết kiệm tài nguyên như điện, nước bằng cách dạy bé tắt điện trước khi ra khỏi phòng, mở nước đủ dùng, dùng giấy tiết kiệm.
  • Bỏ rác đúng quy định: Ba mẹ dạy bé phân loại và vứt rác đúng nơi quy định để hình thức ý thức tốt đẹp cho con mọi lúc mọi nơi.
  • Những hành động tốt góp phần bảo vệ môi trường: Trồng cây xanh, nhặt rác, quét sân, phân loại rác, sắp xếp đồ đạc đúng nơi quy định…
  • Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường thông qua lao động: Ví dụ như chăm sóc cây cối, vệ sinh lớp học, lau chùi đồ dùng đồ chơi,…

Nguyên tắc khi giáo dục môi trường cho trẻ lứa tuổi mầm non

Trong quá trình giáo dục môi trường cho trẻ ở lứa tuổi mầm non cần thực hiện các nguyên tắc sau:
  • Giải thích cho trẻ hiểu về môi trường: Thầy cô, ba mẹ phải giải thích cho trẻ hiểu tại sao nên bảo vệ môi trường và ý nghĩa của các hành động, tuyên truyền để giúp môi trường xanh sạch đẹp.
  • Cung cấp cho con nhiều hình ảnh: Trẻ mầm non vẫn đang trong độ tuổi học hỏi do đó để bé hiểu rõ hơn về môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường thì hãy cho bé xem những bộ phim hoạt hình và có hình ảnh minh họa. 
  • Đề cao nhận thức của trẻ với môi trường: Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non thực chất là thực hiện các hoạt động để giúp trẻ hiểu biết, nhận thức về môi trường sống và có thái độ tích cực để bảo vệ môi trường. 
  • Lồng ghép bài học môi trường vào cuộc sống: Cần lồng ghép các bài học về bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động vui chơi giải trí tại lớp hoặc sinh hoạt hàng ngày. 
  • Đẩy mạnh hoạt động ngoại khóa: Nhà trường phải tạo điều kiện để trẻ nhận thức được việc bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động ngoại khóa, chăm sóc cây cảnh. 
  • Kết hợp nhà trường và phụ huynh: Nhà trường cần thực hiện các công tác tư tưởng, tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để giáo dục môi trường cho trẻ tốt nhất.

6 cách giáo dục môi trường cho trẻ mầm non

Để giáo dục môi trường cho bé mầm non hiệu quả nhất ba mẹ, cô giáo có thể áp dụng những phương pháp sau:
  • Tổ chức các hành động vì thiên nhiên: Ví dụ như lau dọn bàn ghế, sắp xếp đồ chơi, xả rác đúng nơi quy định để trẻ giữ môi trường sạch, nhà cửa gọn gàng ngăn nắp. 
  • Thăm quan các trang trại và nông trại, tổ chức các chuyến tham quan trải nghiệm: Giúp bé tiếp xúc với các cây cối và động vật và học được cách chăm sóc và tôn trọng tự nhiên cũng như thể hiện thái độ của mình với môi trường sống.
  • Thu gom rác thải: Thu nhặt rác thải xung quanh trường lớp, quét nhà ở, dọn dẹp nhà hoặc lớp học để bé nhận thức được mức độ gây hại của rác nếu xả ra môi trường.
  • Phân loại rác thải: Ba mẹ dạy con phân loại rác ngay trường lớp hoặc nhà ở với các thùng rác riêng biệt và phân loại rác vô cơ và rác hữu cơ.
  • Tái chế đồ: Hướng dẫn trẻ làm các đồ thủ công nhờ việc tận dụng những thứ bỏ đi, hạn chế phát sinh rác thải.
  • Trò chuyện về môi trường: Thường xuyên trò chuyện và đặt câu hỏi cho bé về các vấn đề môi trường giúp trẻ em phát triển trí tuệ, hiểu được sự quan trọng của môi trường trong lành.
 


 

Tác giả: Mầm Non An Lập, Lê Thị Duyên

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bữa sáng:

Mì quảng thịt heo,
 Sữa netsure grow IQ plus 

Bữa trưa:

Cơm 
Luộc: Cà rốt, súp lơ luộc
Mặn: Cá ngừ kho cà
Canh: Canh rong biển thịt heo nấm

Bữa xế:

Hủ tíu thịt bò rau củ giá hẹ

Bữa chiều:

Sữa chua (yaourt) 

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây