Tết Nguyên Đán là một dịp nghỉ lễ dài nhất trong năm. Mọi người tạm gác công việc chính để dành thời gian về quê thăm gia đình, cùng sum họp, đoàn viên bên nhau sau một năm dài xa cách. Về quê để được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại nhà, ngôi mộ, giếng nước, sân nhà,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương bên gia đình và người thân. Về quê để được cùng quây quần bên nồi bánh chưng đêm 30 Tết, cùng nhau ngồi bên mâm cơm ngày Tết ấm cúng.
Đó thực sự là những thời gian ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán và ấm áp riêng của mỗi người mà chỉ cảm nhận được vào dịp Tết mà thôi.
Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán còn vô cùng nhân văn và sâu sắc, được xem là một ngày tốt đẹp, là thời điểm giao hòa giữa trời đất, con người với thần linh. Do đó, nhiều người tin tưởng rằng những ý nghĩ, những mong ước, hành động của mình sẽ được các vị thần linh nghe thấy, thấu hiểu và ban cho phước lành. Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì”, người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời…
Trước khi Tết đến, vào những ngày cuối năm, mọi nhà có tập tục tảo mộ là để tưởng nhớ đến những người đã mất tạo nên một ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán rất hay là ngày hướng về cội nguồn. Đêm giao thừa, nhà nhà đều thắp hương trên bàn thờ của ông bà tổ tiên thể hiện sự biết ơn, hướng về nguồn cội của thế hệ đi sau dành cho thế hệ đi trước. Trong những ngày Tết, trên bàn thờ ông bà, tổ tiên luôn có mâm ngũ quả, bánh mứt, mâm xôi, đĩa thịt nói lên được lòng kính yêu, hiếu đạo vốn có của người Việt ta.
Ngày Tết Nguyên Đán được nhiều người quan niệm là ngày ông Thần Tài gõ cửa từng nhà để ban tiền tài, sự thịnh vượng, sung túc. Đây là dịp để mọi người tranh thủ mở rộng cửa rước tài lộc vào nhà, rước những điều may mắn, tốt đẹp, giàu có nhất từ ông Thần Tài. Nhiều gia đình thường mở cửa suốt ngày để chào đón niềm vui, sự phấn khởi cùng những hy vọng về tiền tài của cải đầy ắp và dần tạo nên một ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán nữa trong văn hóa của người Việt.
Ngày Tết đánh dấu sự khởi đầu cho cả một năm dài với những cơ hội, thử thách và sự vận hành mới. Nhiều người thường đi xem giờ tốt, ngày lành, tháng tốt để khởi nghiệp, khai trương cho công việc trong năm mới với hy vọng may mắn, thuận lợi, thành công hơn năm cũ. Vì vậy, ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán không kém phần quan trọng đó là sự khởi đầu của công việc trong năm mới.
Nhiều người cho rằng những ngày đầu năm thường là những ngày may mắn, tốt đẹp. Sự may mắn ấy hòa quyện trên những cánh hoa mai, hoa đào, trên những chiếc lá non xanh, trên những mâm ngũ quả. Nhiều người thường ngắt một vài cành hoa tươi mang về với quan niệm hái lộc hy vọng thu thập được sự may mắn, tươi mới của mùa xuân.
Người Việt Nam ta tin rằng ngày Tết Nguyên Đán khởi đầu cho một năm mới, là ngày của sự đổi mới với những niềm tin mới, tạm biệt những quá khứ của năm cũ. Vì vậy, mọi người thường tân trang lại nhà cửa cho thật sạch đẹp, ngăn nắp, mới mẻ để chào đón cái mới của năm mới. Những gì không may mắn, không thuận lợi của năm cũ sẽ được xua đi để đón nhận những điều lạc quan, đầy hy vọng, đầy đẹp tươi trong năm mới đến.
Ngày Tết Nguyên Đán là cơ hội để mọi người thể hiện sự yêu thương, quan tâm, gửi đến nhau những lời chúc chân thành, tốt đẹp nhất. Hiển nhiên, vào những ngày này, người lớn nên hạn chế la rầy trẻ em, hạn chế cãi vả nhau để tạo nên một không gian thuận hòa, gần gũi, nồng ấm trọn vẹn nhất. Những hiềm khích, mâu thuẫn nên tạm gác lại để thay bằng những lời thân thương, ấm lòng nhau nhằm tạo cho nhau sự thiện cảm, chan hòa cho cả một năm mới đến tạo nên một ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán vô cùng sâu sắc.
Như vậy, ngày Tết cổ truyền luôn luôn mang ý nghĩa vô cùng nhân văn và sâu sắc trong mỗi người Việt Nam chúng ta. Trong năm, ngày Tết luôn là ngày được mọi người háo hức, mong chờ, từ người lớn tuổi, những người đi làm đến những đứa trẻ. Nhưng ngày nay, có nhiều người cho rằng Tết không còn “đậm” như xưa nữa có thực sự đúng không? Hãy chờ đón Tết, để trao cho Tết tất cả những hi vọng và niềm vui của một năm dài. đón một năm mới an lành, dành những điều tốt đẹp nhất cho gia đình.
Tác giả: Mầm Non An Lập, Đỗ Thị Kim Thúy
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Mì quảng thịt heo,
Sữa netsure grow IQ plus
Cơm
Luộc: Cà rốt, súp lơ luộc
Mặn: Cá ngừ kho cà
Canh: Canh rong biển thịt heo nấm
Hủ tíu thịt bò rau củ giá hẹ
Bữa chiều:Sữa chua (yaourt)
Văn bản mới
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.
Ngày ban hành: 02/04/2024
Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS
Ngày ban hành: 12/06/2024
Thăm dò ý kiến