Kỹ Năng Bảo Vệ Bản Thân Ở Trẻ Mầm Non

Thứ tư - 22/02/2023 14:50
Kỹ Năng Bảo Vệ Bản Thân Ở Trẻ Mầm Non

Kỹ năng bảo vệ bản thân là gì?
Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một cá nhân về đối tượng, sự việc diễn ra xung quanh và khả năng phán đoán, đưa ra các hành động phù hợp nhằm bảo vệ cho sự an toàn của bản thân. Do đó, phụ huynh cần chỉ dạy các kỹ năng phòng vệ cho con ngay khi còn nhỏ giúp trẻ biết cách tránh xa các mối nguy hiểm và học tập trong một môi trường an toàn, lành mạnh.

1. Kỹ năng bảo vệ bản thân trước người lạ
Trẻ ở lứa tuổi này thường có tâm lý “mềm mỏng”, dễ bị các đối tượng lạ dụ dỗ bởi đồ chơi hay món ăn yêu thích. Do đó, các bậc cha mẹ hãy chỉ dạy cho con kỹ năng phòng vệ bản thân trước người lạ từ khi còn bé và căn dặn trẻ tuyệt đối không đi theo người lạ khi không có bố mẹ ở bên.
Để phát triển kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non trước người lạ, phụ huynh nên đưa ra các bài kiểm tra nhỏ thử thách khả năng ứng biến của trẻ. Chẳng hạn, khi gặp tình huống có một người lạ đến cho trẻ món ăn yêu thích và bảo trẻ đi cùng, phụ huynh nên dạy trẻ cách từ chối đối tượng và chạy đến nơi có đông người trong khi chờ bố mẹ đến. Bên cạnh đó, phụ huynh nên ngồi lại phân tích để con hiểu ra và ghi nhớ lời dạy lâu hơn.
2. Kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non tránh bị xâm hại cơ thể
Trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tình trạng về việc trẻ em bị xâm hại tình dục. đang có chiều hướng tăng cao. Do đó, việc trang bị sớm cho con kỹ năng bảo vệ bản thân, tránh các trường hợp bị xâm hại cơ thể là điều vô cùng cần thiết. 
Để trẻ nắm vững kỹ năng này, phụ huynh có thể bắt đầu dạy trẻ các kiến thức về giáo dục giới tính bằng cách lồng ghép các bài học vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Như lúc tắm cho con, hãy hướng dẫn trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể và cách phản ứng để bảo vệ bản thân khi bị ai đó đụng chạm vùng nhạy cảm.
3. Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông
Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông là một trong những kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non vô cùng quan trọng mà quý phụ huynh nên quan tâm đến. Trẻ nắm rõ kỹ năng này sẽ giúp con hình thành các thói quen tốt và là nền tảng cho sự phát triển của con sau này.
Đối với kỹ năng này, các bậc cha mẹ có thể hướng dẫn con hiểu về các biển báo giao thông thông dụng, một số quy tắc cơ bản trên đường, cách sang đường an toàn… Hơn nữa, phụ huynh có thể tạo ra các tình huống giả định tại nhà để kiểm tra khả năng nắm bài và cách ứng biến của con.
4. Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
Trẻ ở lứa tuổi mầm non nên khả năng xử lý tình huống và tự bảo vệ bản thân còn chưa cao. Do đó, phụ huynh cần trang bị sẵn sàng kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh cho con khi gặp phải nguy hiểm mà không có bố mẹ ở bên.
Để bắt đầu, phụ huynh nên đề cập đến các tình huống nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải như đi lạc, bị kẻ xấu xâm hại, khi bị người lạ tiếp cận… và hướng dẫn trẻ cách tìm kiếm sự giúp đỡ bằng cách la lớn, kêu gọi sự chú ý từ những người trong phạm vi gần nhất… Khi bị người lạ dẫn đi, cha mẹ hãy dạy trẻ nói “con không biết cô này/chú này” và có hành vi chống cự lại đối tượng và nhờ sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy như các chú công an, chú bảo vệ… 
5. Kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non khi gặp hỏa hoạn
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ còn khá nhỏ để biết cách xử lý tình huống khi gặp hỏa hoạn. Vì thế, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ cách xử lý khi gặp hỏa hoạn mà không có bố mẹ ở bên.
Phụ huynh có thể bắt đầu bằng việc tạo ra các tình huống hỏa hoạn giả định ngay tại nhà, cùng trẻ thực hành để trẻ có thể nắm bắt và ghi nhớ các kỹ năng tốt hơn. Hãy dạy cho trẻ một số mẹo nhỏ cần thiết khi gặp đám cháy như báo cho những người xung quanh, dùng khăn ẩm che mặt, tận dụng các lối đi gần nhất để thoát hiểm… Kỹ năng này sẽ là hành trang lý tưởng giúp bé lớn lên và phát triển về sau.
6. Kỹ năng bảo vệ bản thân khi bị lạc
Trẻ mầm non thường thích chơi đùa ở những nơi công cộng đông người, diện tích rộng như trung tâm thương mại, công viên,… nên đã không ít lần xảy ra các trường hợp trẻ bị lạc bố mẹ. Do vậy, kỹ năng bảo vệ bản thân khi bị lạc là một trong những kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non quan trọng mà cha mẹ nên dạy cho trẻ từ sớm. 
Để bắt đầu, phụ huynh nên dạy cho trẻ cách ghi nhớ số tên, số điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà. Song song đó, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ khi đi lạc, con nên nhờ sự trợ giúp của những người đáng tin cậy xung quanh như chú cảnh sát, chú bảo vệ, nhân viên siêu thị… và cung cấp thông tin cho họ để họ giúp con tìm được bố mẹ nhanh chóng. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên dạy cho trẻ cách ứng xử cần thiết với các trường hợp khác như có người lạ muốn đưa con về nhà thì con nên kiên quyết từ chối và giữ khoảng cách với họ để họ không làm hại con…
                                                                                                                                                                                                     Sưu tầm

Tác giả: Mầm Non An Lập, Đặng Hồng Hạnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bữa sáng:

Hủ tíu nam vang,
 Sữa netsure grow IQ plus 

Bữa trưa:

Cơm 
Xào: Rau muống xào tỏi
Mặn: Gà kho gừng
Canh: Canh củ súp thịt heo nấm bào ngư 

Bữa xế:

Bánh bông lan 

Bữa chiều:

Bánh flan 

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây