Bí Kíp Dạy Trẻ Kỹ Năng Chào Hỏi Lễ Phép Cha Mẹ Nên Biết

Thứ năm - 23/02/2023 13:41
Bé chào cô khi đến lớp
Bé chào cô khi đến lớp
Bí kíp dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép cha mẹ nên biết
Chào hỏi lễ phép, tôn trọng người lớn là những điều cơ bản bé cần được học. Đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng trong cuộc sống giúp bé có thể hình thành thói quen và tính cách tốt, được người khác tôn trọng. Tuy nhiên cũng có một số bé không nghe lời và khá bướng bỉnh không chịu chào hỏi khi gặp người khác. Gặp phải tình trạng như thế này cha mẹ cần phải làm gì để giúp bé thay đổi? Bí quyết dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép sẽ được bật mí ngay sau bài viết dưới đây.
Bottom of Form
Tại sao trẻ lại không chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn
Ngay từ nhỏ, trẻ luôn được dạy phải luôn lễ phép trước người lớn và khi gặp mặt cần phải chào hỏi đàng hoàng. Tuy nhiên, có trẻ lại không nghe lời và tỏ ra khó chịu khi phải chào người khác, thậm chí là không chào dù cha mẹ đã nhắc nhở. Cha mẹ cũng không nên quá lo lắng và khó chịu, hãy xem nguyên nhân nào khiến bé lại tỏ thái độ như vậy để có thể đưa ra biện pháp khắc phục cho phù hợp nhé:
  • Bé muốn thể hiện quyền của bản thân rằng mình chào chỉ khi mình muốn
  • Bé cảm thấy lạ lẫm và không muốn tiếp xúc với người lạ
  • Bé có tâm lý sợ hãi hay nhút nhát khi phải đối diện với người khác
  • Bé đang bị mệt mỏi, tâm lý khó chịu hay đang giận dỗi
Cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép
Khi đã tìm ra được nguyên nhân khiến bé không chịu chào hỏi người khác, cha mẹ có thể làm theo các cách sau để có thể giải quyết tình trạng này.
Cha mẹ làm gương cho trẻ học theo
Trước hết cha mẹ hãy là tấm gương cho con học theo. Thay vì bị ép buộc, trẻ sẽ dễ dàng học theo khi quan sát được từ chính cha mẹ của mình. Cha mẹ hãy luôn vui vẻ chào hỏi mọi người khi gặp mặt và cũng có thói quen chào hỏi con để con cảm nhận được đây là điều mình cần làm thường xuyên.
Khi thấy trẻ không chào hỏi khi gặp người lớn, cha mẹ cũng không nên lớn tiếng trách móc con ngay khi ấy sẽ gây tâm lý khó chịu và ngại ngùng trước mọi người. Hãy giữ bình tĩnh và khi về nhà hãy nói chuyện lại với con. Cha mẹ cần kiên nhẫn giải thích cho con nghe tại sao con cần chào hỏi như thế, nếu con không chào hỏi thì sẽ không được người khác đón nhận và cha mẹ cũng cảm thấy phiền lòng.

Trẻ luôn quan sát cách cha mẹ và học theo. (Ảnh: Nguồn Internet)
Giải thích cho bé lý do cần chào hỏi lễ phép
Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ cần dành thời gian để giải thích cho con để con có thể hiểu được tầm quan trọng của việc chào hỏi khi gặp người lớn. Ở độ tuổi mẫu giáo có thể trẻ chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc làm này, cha mẹ hãy giải thích cho con theo cách dễ hiểu nhất rằng đây là việc nên làm, điều này sẽ khiến con được mọi người yêu mến và mối quan hệ giữa mọi người sẽ được gắn kết, gần gũi hơn.
Không thúc ép trẻ, để trẻ tự nhiên
Nhiều cha mẹ khi thấy con không chủ động chào hỏi người lớn tuổi thường có thái độ gắt gỏng và thúc ép con chào hỏi như “Sao con lại không chào?”, “Con chào cô/chú nhanh lên”...hay thậm chí trách móc con trước mặt người lớn. Điều này sẽ vô tình gây áp lực cho con và khiến con cảm thấy khó chịu hay thậm chí khiến bé bị tổn thương. Bé sẽ bị ảnh hưởng tâm lý và không muốn chào hỏi người lớn, dần trở nên rụt rè, căng thẳng và không muốn giao tiếp khi gặp người lạ.

Tạo tâm lý thoải mái để bé chào hỏi một cách tự nhiên. (Ảnh: Nguồn Internet)
Dạy con bằng cách vừa học vừa chơi
Cha mẹ có thể tiến hành vừa vui chơi cùng vừa luyện tập kỹ năng này tại nhà cho con bằng việc tạo dựng các tình huống.
  • Khi gặp người lớn cần chào thật to với thái độ thật lễ phép như: “Cháu chào bác ạ!”, “Cháu chào cô chú ạ!” hay chào “Con chào bố mẹ con đi học về ạ!”. Điều này sẽ khiến bé hình thành thói quen đi thưa về gửi, gặp ai cũng chào.
  • Khi gặp bạn bè thì chào bạn như thế nào, chào khi đến và chào khi ra về
  • Có thể kể cho bé các câu chuyện hoặc đóng vai nhân vật để bé cảm thấy hào hứng hơn. Ví dụ như “bạn gà con đi học về sẽ chào bố mẹ như thế nào?”, “bạn thỏ gặp ông bà sẽ chào như thế nào?”. Cách làm này sẽ khiến bé học một cách vui vẻ và dễ tiếp thu hơn.

Kết hợp với việc vui chơi sẽ khiến bé tiếp thu dễ hơn. (Ảnh: Nguồn Internet)
Ngoài việc dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép, cha mẹ nên dạy thêm con cái biểu đạt cảm xúc một cách rõ ràng khi giao tiếp để có thể truyền tải thông điệp một cách tốt hơn. Tôn trọng điều lớn tuổi là điều bắt buộc, bé sẽ được yêu quý và trở thành người có tính cách tốt đẹp nếu được cha mẹ dạy dỗ, chỉ bảo đúng cách

 

Tác giả: Mầm Non An Lập, Đặng Hồng Hạnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bữa sáng:

Bún gạo thịt bò rau nấm,
Sữa netsure grow IQ plus

Bữa trưa:

Cơm 
Luộc: Súp lơ trắng luộc
Mặn: Gà hầm đậu hà lan cà rốt
Canh: Canh cải bẹ xanh cá thác lác nấm 

Bữa xế:

Bánh canh cá lóc 

Bữa chiều:

Ổi 

Văn bản mới

TB số 25/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 25/04/2024. Trích yếu: Trường học an toàn ...

Ngày ban hành: 25/04/2024

CV số 80/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 25/04/2024. Trích yếu: Kiểm điểm đánh giá XLCL...

Ngày ban hành: 25/04/2024

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây