Bệnh Đau Mắt Đỏ

Thứ bảy - 18/03/2023 10:20
Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em nhanh nhất và phòng tránh lây lan
Bệnh Đau Mắt Đỏ
Bệnh Đau Mắt Đỏ
Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em   là điều mà không phải bậc phụ huynh nào cũng biết rõ về nó. Và bạn. Bệnh này rất nguy hiểm nếu chúng ta không kịp phát hiện và chữa trị, và chúng sinh ra...
Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em là điều mà không phải bậc phụ huynh nào cũng biết rõ về nó. Và bạn. Bệnh này rất nguy hiểm nếu chúng ta không kịp phát hiện và chữa trị, và chúng sinh ra nhiều biến chứng mà chúng ta không thể ngờ tới. Do đó hôm nay nhà trường sẽ hướng dẫn các bậc làm cha làm mẹ cách điều trị bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em nhanh nhất và phòng tránh lây lan đến các thành viên khác trong gia đình cũng như trong cộng đồng.

Nguyên nhân bị đau mắt đỏ ở trẻ em

Do bé nhiễm vi khuẩn hoặc virus

– Do bé phản ứng với thời tiết như khi trời lạnh. – Do bé mắc một số chứng bệnh khác có liên quan đến tình trạng đau mắt đỏ như chứng bệnh về tai, viêm xoang, viêm họng – Do dị ứng: Trường hợp này xuất hiện với các bé có cơ địa mẫn cảm. Một số yếu tố tăng nguy cơ dị ứng cho mắt bé là phấn hoa, cỏ dại, lông động vật, bụi bẩn, hóa chất

    Biểu hiện đau mắt đỏ ở trẻ em

Triệu chứng đau mắt đỏ có thể khác nhau ở tùy từng bé. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của chứng bệnh này là mắt bé trở nên đỏ, khó chịu, mí mắt bé như dính vào nhau (đặc biệt vào buối sáng khi bé vừa thức giấc). Một số bé có triệu chứng phồng mí mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng. – Ngứa, cộm, chói, đau nhức, đỏ mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và tiết nhiều dử(ghèn) mắt màu vàng hoặc vàng xanh đọng thành cục rất dính nên bệnh nhân có thể bị dính hai mi mắt vào buổi sáng. – Thường bắt đầu từ một mắt rồi lây sang mắt còn lại sau vài ngày. – Mi mắt sưng nề, kết mạc phù nề, xuất huyết dưới kết mạc. – Khó nhìn nhưng không giảm thị lực. – Có thể sốt nhẹ, sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, họng đỏ…

Ngăn ngừa chứng đau mắt đỏ cho bé

– Để phòng ngừa chứng đau mắt đỏ do vi khuẩn, bạn nên giữ cho tay bé sạch sẽ. Thống kê cho thấy, ngoài việc thích mút tay, nhiều bé còn thích cho tay lên dụi mắt. Khi bàn tay bé chứa đầy vi khuẩn, mắt của bé cũng bị lây nhiễm theo. – Bạn tuyệt đối không cho bé dùng chung thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, bông (hoặc giấy) vệ sinh mắt, thậm chí cả gối ngủ với người nhà. – Bạn nên rửa tay bằng nước ấm, xà phòng diệt khuẩn trước và sau mỗi lần vệ sinh mắt cho bé. – Bạn nên vứt bỏ những miếng tăm bông sau mỗi lần vệ sinh mắt cho bé. – Với khăn mặt của bé, bạn nên giặt trong nước nóng, phơi nắng khô (hoặc là khô) để đảm bảo diệt khuẩn. – Nếu bé có tiền sử viêm màng kết do dị ứng, bạn nên thường xuyên lau dọn phòng bé để tránh bụi bẩn. – Nhiều trường hợp, chứng đau mắt đỏ ở bé bởi việc thăm khám phụ khoa ở người mẹ trong thời gian mang bầu. Nếu người mẹ được điều trị dứt điểm các chứng bệnh thuộc âm đạo, nguy cơ đau mắt đỏ của bé cũng được giảm thiểu.

Hướng dẫn điều trị bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em:

– Nên đến khám ở các cơ sở y tế. – Không tự ý mua thuốc để nhỏ mắt. – Điều trị thuốc theo toa, dinh dưỡng, bổ sung vitamin nhóm B, C.

Phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em

– Giữ vệ sinh sạch sẽ, đi đường đeo kính, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý (Natrichlorua 9‰) – Thường xuyên rửa tay bằng xà bông và đặc biệt phải rửa tay kỹ trước khi sờ vào vùng mắt mũi. – Không dùng chung thuốc nhỏ mắt. – Khi bị bệnh phải có ý thức phòng lây nhiễm cho người khác: dùng riêng khăn, đeo kính và khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người, rửa tay trước khi dùng đồ vật chung. – Khi có người trong gia đình bị bệnh cần cách ly.

Bệnh có thể gây ra những hậu quả gì?

Bệnh hầu hết khỏi hoàn toàn trong vòng 1 đến 2 tuần không để lại di chứng. Tuy nhiên có thể gây ra một số hậu quả: – Có thể bị bội nhiễm, tổn thương giác mạc như viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc chấm nông gây giảm thị lực kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động. – Có thể lây lan thành dịch. Trong trường hợp tự ý điều trị, hoặc điều trị không đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng có thể gây mù mắt như loét giác mạc, glôcôm….

    Khi đang có dịch:

– Lưu ý không nên tự ý dùng thuốc cho bé dễ dấn đến trường hợp gây biến chứng. Tốt nhất là ngay khi có các triệu chứng đầu tiên, người bệnh cần tìm đến khám Bác sĩ nhãn khoa. – Bé cần được nghỉ ngơi, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa, hạn chế việc đi lại của bé để tránh lây lan cho cộng đồng.
Hy vọng những kiến thức mà nhà trường đã tổng hợp sẽ giúp các bậc cha mẹ có cái nhìn đúng đắn về bệnh đau mắt đỏ cũng như cách điều trị bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em nhanh nhất và phòng tránh lây lan. Chúc con có một đôi mắt khỏe./.
                                                                                        An Lập, ngày 06 tháng  03 năm 2023
                                                                                                     Người Thực Hiện
                                                                                                   

                                                                                                  Trần Thị Trường An

Tác giả: Mầm Non An Lập, Trần Thị Trường An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bữa sáng:

Hủ tíu nam vang,
 Sữa netsure grow IQ plus 

Bữa trưa:

Cơm 
Xào: Rau muống xào tỏi
Mặn: Gà kho gừng
Canh: Canh củ súp thịt heo nấm bào ngư 

Bữa xế:

Bánh bông lan 

Bữa chiều:

Bánh flan 

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây