Trang bị kỹ năng để bé tự bảo vệ mình luôn là cách phòng chống xâm hại trẻ em được chuyên gia tâm lý giáo dục nhấn mạnh. Thế nhưng nên giáo dục kỹ năng phòng tránh bị xâm hại cho trẻ như thế nào? Dành ngay vài phút xem ngay những chia sẻ dưới đây của cô giáo để có thêm một số ý tưởng về các kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em cần trang bị cho bé nhé.
Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em đầu tiên là dạy bé đừng bao giờ tiết lộ tên cho người lạ và bạn cũng đừng viết tên bé lên đồ dùng cá nhân như ba lô đeo lưng hay hộp cơm. Việc này sẽ khiến cho người lạ dễ dàng tiếp cận được thông tin cá nhân của bé. Bạn cứ thử tưởng tượng xem, nếu một người lạ đến nói chuyện với bé mà còn biết được tên của bé thì chắc chắn sẽ dễ dàng lấy được lòng tin của bé. Thay vì viết tên của bé, bạn có thể viết số điện thoại của bố mẹ.
Một cách phòng chống xâm hại trẻ em là ba mẹ nên dạy bé không được lại gần xe của người lạ. Bên cạnh đó, nếu một chiếc xe tiến lại gần mà người trong xe đang cố gắng thu hút sự chú ý của con thì hãy nhanh chóng chạy theo hướng ngược lại với chiếc xe này. Điều này sẽ giúp bé có thêm thời gian để gọi người giúp đỡ.
Đưa ra mật khẩu gia đình là một cách dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em. Ba mẹ hãy dạy bé rằng nếu có ai đó đến nói với con: “Đi với chú. Chú sẽ đưa cháu đến gặp bố mẹ” thì điều đầu tiên bé phải làm là hỏi lại: “Bố mẹ cháu tên gì? Mật khẩu gia đình cháu là gì?”. Bố mẹ nên dạy bé một câu mật mã trong tình huống khẩn cấp (ví dụ như nếu bạn nhờ một người khác đến đón bé ở trường thì người đó cần phải biết được câu mật mã của gia đình). Ngoài ra, bạn cũng cần nghĩ ra một câu mật mã mà ít người nghĩ đến như “mèo tơ lông vàng”.
Đây là một biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh bị xâm hại ứng dụng công nghệ hiện đại. Nhờ chức năng định vị GPS, các ứng dụng này sẽ giúp bạn giám sát vị trí chính xác của bé và lượng pin điện thoại mà bé còn.
Trang bị cho bé các thiết bị có nút khẩn cấp có thể dưới dạng đồng hồ, dây chìa khóa, vòng tay… Với thiết bị phòng tránh xâm hại trẻ em này, bạn có thể theo dõi vị trí của bé. Khi bé bấm nút, bạn hoặc cảnh sát sẽ nhận được tín hiệu.
Một trong những kỹ năng phòng chống xâm hại và bắt cóc trẻ em quan trọng mà bạn cần dạy bé đó là khi bị người lạ bắt lấy, bé có thể cư xử xấu hơn thông thường như cắn, đá, cào và cố gắng la lên thật to để thu hút sự chú ý của những người xung quanh bằng mọi giá. Ngoài ra, bé cũng nên la lớn: “Cháu không quen biết ông ấy/bà ấy. Ông ấy/bà ấy đang muốn bắt cóc cháu”.
Tác giả: Mầm Non An Lập, Đặng Hồng Hạnh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Hủ tíu nam vang,
Sữa netsure grow IQ plus
Cơm
Xào: Rau muống xào tỏi
Mặn: Gà kho gừng
Canh: Canh củ súp thịt heo nấm bào ngư
Bánh bông lan
Bữa chiều:Bánh flan
Văn bản mới
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.
Ngày ban hành: 02/04/2024
Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS
Ngày ban hành: 12/06/2024
Thăm dò ý kiến