Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu giám sát của người lớn, sự chủ quan của cha mẹ khi để con chơi gần các khu vực nguy hiểm như ao hồ, sông suối.
Tai nạn đuối nước cũng một phần là do trẻ không có kỹ năng sống mầm non phòng chống đuối nước như kỹ năng bơi, cứu đuối, xử lý tình huống khi bơi….
Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp xảy ra tai nạn đuối nước do sự thiếu an toàn của môi trường sống xung quanh. Cũng có nhiều trường hợp trẻ tự cứu lẫn nhau trong khi chưa có nhiều kỹ năng sống về phòng chống đuối nước nên dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc.
Để phòng tránh đuối nước ở trẻ đặc biệt là vào mùa hè thì các bậc cha mẹ nên dạy trẻ những kỹ năng sống mầm non phòng chống đuối nước sau đây:
Cần đảm bảo sức khỏe của con mình khi tham gia các hoạt động bơi lội. Nhiều bậc phụ huynh thường ít quan tâm tới vấn đề này và cho rằng trẻ em nào cũng có thể học bơi, tuy nhiên không phải lúc nào trẻ cũng có thể học bơi được. Ví dụ như khi trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp, hen phế quản…. thì khi xuống nước sẽ càng làm bệnh trở nặng dẫn tới các tai nạn không mong muốn khi bơi. Do đó, trước khi cho trẻ đi bơi, phụ huynh cần lưu ý cho trẻ đi khám bác sỹ trước để đảm bảo tình trạng sức khỏe của bé tốt để có thể tham gia các hoạt động bơi lội.
Việc đầu tiên để phòng chống đuối nước cho trẻ đó là dạy trẻ biết bơi. Các bậc cha mẹ cần trang bị cho trẻ những kỹ năng sống mầm non cần thiết để đảm bảo an toàn và xử lý các tình huống khi bơi cho các em nhỏ như: cần phải khởi động thật kỹ trước khi xuống nước, xử lý các tình huống khi bị chuột rút, gặp vùng nước xoáy, … Việc dạy bơi cho trẻ nên được hướng dẫn bài bản qua trường lớp thay vì việc tự dạy tại các ao hồ gần nhà.
Cha mẹ cần cảnh báo trẻ về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu, dạy trẻ về cách nhận biết biển báo cấm nếu trẻ chưa biết chữ….
Đối với các bể bơi, cần lưu ý chỉ cho trẻ bơi ở những nơi có người và các phương tiện cứu hộ. Cha mẹ cũng cần chú ý hướng dẫn con tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi. Khi trẻ đi bơi cần phải luôn bên cạnh trẻ để trông chừng và theo dõi trẻ, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra. Cần đảm bảo trẻ luôn mang theo phao khi đi bơi và khi đi tàu thuyền.
Khi đi tắm biển hay sông, dù trẻ có biết bơi hay không thì bạn cũng không nên cho trẻ ra xa bờ, đặc biệt là biển, sóng biển rất lớn vì thế dù trẻ biết bơi hay không cũng sẽ khó đứng vững được khi bị sóng biển đánh vào. Nhiều người thường cho con nằm trên phao bơi khi đi tắm biển. Việc này cũng rất nguy hiểm, vì khi nằm trên phao bé sẽ dễ bị cuốn ra xa mà không biết, cũng dễ xảy ra khả năng bị sóng đánh úp, lúc này những cơn sóng dồn dập khiến bạn không biết xử lý như thế nào và sẽ bị uống nước nhiều, mất sức.
Khi ở nhà có trẻ nhỏ, tốt nhất bạn không nên để những lu nước hay thùng chứa nước, nếu bắt buộc phải có những thứ này để chứa nước thì bạn nên đậy lại chặt chẽ sau khi sử dụng để trẻ không thể tự ý mở nắp được.
Khi để trẻ tham gia bơi lội, cha mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn khi bơi, phải để trẻ mặc áo phao dù trẻ có biết bơi hay không.
Khi phát hiện thấy người bị ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay. Hãy hướng dẫn trẻ không được tự ý nhảy xuống nước cứu người mà hãy kêu người lớn tới cứu hoặc sử dụng những vận dụng có thể gián tiếp cứu người như cây sào, phao, áo… những thứ có thể đưa ra để kéo nạn nhân vào bờ. Dù trẻ biết bơi, nhưng nếu trẻ không biết cách cứu đuối thì rất có thể sẽ dẫn đến việc trẻ cũng bị đuối nước theo nạn nhân.
Sau khi đưa nạn nhân bị đuối nước vào bờ, cần phải lập tức kiểm tra đường thở của nạn nhân, nếu trong miệng, mũi, có dị vật cần móc ra ngay, rồi nghiêng người nạn nhân để cho các chất dịch này thoát khỏi đường thở.
Nếu nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim, thì người cứu không được bỏ cuộc mà cần nhanh chóng hồi sức tim, phổi cho nạn nhân bằng cách đặt nạn nhân nằm ngửa, hồi sức hô hấp bằng cách lấy tay bịt mũi nạn nhân, hít một hơi thật sâu rồi ngậm kín miệng nạn nhân thổi một hơi dài rồi buông ra. Tiếp tục làm thêm hai lần như vậy. Sau đó tiến hành ép tim lồng ngực bằng cách đan hai tay vào nhau, đặt lên vị trí 1/3 xương ức về phía ngực trái và ép liên tục khoảng 30 lần. Luân phiên hai lần hồi sức hô hấp – 30 lần ép tim như vậy cho đến khi có nhân viên y tế hoặc người đưa đi cấp cứu ở các cơ sở y tế.
Để dạy trẻ được hết những kỹ năng sống mầm non phòng chống đuối nước này, cha mẹ nên đưa trẻ tới trường lớp mầm non uy tính và chất lượng đàng hoàng để dạy các kỹ năng sống mầm non cho trẻ luôn được trường quan tâm tới. Với mục tiêu đảm bảo quá trẻ phát triển toàn diện và an toàn, nên trường luôn chú trọng tới việc giáo dục và trang bị đầy đủ cho các em học sinh của mình các kỹ năng sống cần thiết để trẻ có thể tự mình bảo vệ bản thân và sống tự lập hơn.
Tác giả: Mầm Non An Lập, Lê Thị Kim Yến
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Mì xào thịt heo rau thập cẩm,
Sữa netsure grow IQ plus
Cơm
Luộc: Bầu luộc
Mặn: Cá diêu hồng sốt dứa
Canh: Canh cải thảo thịt heo nấm
Bún bò rau nấm
Bữa chiều:Bánh flan
Văn bản mới
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.
Ngày ban hành: 02/04/2024
Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS
Ngày ban hành: 12/06/2024
Thăm dò ý kiến