MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Chủ nhật - 01/12/2024 18:57
Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm là việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng.
MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Vệ sinh an toàn thực phẩm là các biện pháp và quy tắc được áp dụng để đảm bảo rằng thực phẩm không gây hại đến sức khỏe và tính mạng con người. Khái niệm này được quy định rõ tại Khoản 1 Điều 2 Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 do Quốc hội ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/07/2011.

Cơ sở chế biến thức ăn, dịch vụ ăn uống

  • Nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
  • Bếp ăn đảm bảo không nhiễm chéo thực phẩm đã qua chế biến và thực phẩm chưa qua chế biến.
  • Cơ sở có đủ lượng nước theo quy chuẩn kỹ thuật nhằm phục vụ việc chế biến và kinh doanh.
  • Phải có dụng cụ thu gom và chứa đựng rác thải và chất thải hàng ngày để đảm bảo vệ sinh.
  • Cống rãnh ở nhà bếp thông thoáng, không bị ứ đọng.
  • Nhà ăn thoáng mát, đủ ánh sáng, duy trì vệ sinh sạch sẽ, chống côn trùng và động vật gây hại.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký đúng ngành, nghề kinh doanh thực phẩm.
  • Dụng cụ nấu và chế biến thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh và sử dụng dụng cụ riêng cho việc chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín..
  • Dụng cụ ăn uống làm từ vật liệu an toàn và được rửa sạch, bảo quản khô ráo.
  • Thiết bị, phương tiện vận chuyển và lưu trữ thực phẩm đảm bảo vệ sinh và ngăn chặn ô nhiễm.
  • Thực hiện kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y Tế.
  • Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được đào tạo về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo không bị mắc các bệnh truyền nhiễm.
  • Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
thang hanh dong vi ve sinh an toan thuc pham
 

Một số câu hỏi kiến thức về AT.VSTP:
1. Thực phẩm là gì?
  
Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản
2. Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải thực hiện khám sức khỏe:
  
Định kỳ ít nhất 1 lần /năm
3. Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu nào sau đây:
  
Phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và Phải có Giấy xác nhận đủ sức khỏe
4. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có giá trị trong thời hạn bao nhiêu năm?
  
3 năm
5. Cơ quan nhà nước thuộc bộ /ngành nào có thẩm quyền cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm?
  
Ngành Y tế
6. Người trực tiếp sản xuất thực phẩm đang mắc các bệnh truy nhiễm qua đường tiêu hóa, bị tiêu chảy cấp có được tiếp tục làm việc hay không?
  
Nghỉ việc và chữa bệnh khi nào khỏi thì tiếp tục làm việc
7. Người trực tiếp sản xuất thực phẩm đang mắc các bệnh viêm nhiễm trùng cấp tính có được tiếp tục làm việc hay không?
  
Nghỉ việc và chữa bệnh khi nào khỏi thì tiếp tục làm việc
8. Nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách tường tối thiu là bao nhiêu?
  
30cm
9. Nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách nền tối thiểu là bao nhiêu?
 
15cm
10.  Các biểu hiện chủ yếu nào sau đây thì được cho là bị ngộ độc thực phẩm do thực phẩm bị ôi thiu?
    
Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu
11. 
Vệ sinh cá nhân đối với cấp dưỡng là:
  
Phải rửa tay bằng xà phòng, rửa dưới vòi nước sạch sau khi đi vệ sinh và khi chế biến thức ăn, trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, sau khi quét dọn…thường xuyên mặc đồ phòng hộ, tạp dề, mũ, khẩu trang.
12. Khi sơ chế nguyên liệu là thủy, hải sản: không ngâm nguyên liệu trong nước quá:

  03 phút
13. Lưu mẫu thức ăn để làm gì ?
  Để xét nghiệm khi có ngộ độc, tiêu chảy.
14. Theo Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ: quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thì phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng  đối với một trong các hành vi nào sau:
  Sử dụng nơi bảo quản, phương tiện bảo quản thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
15. Thực phẩm chín phải được đậy nắp kĩ và đặt trên bàn cao:
  60 cm


  

 

Tác giả: Mầm Non An Lập, Đoàn Thị Kim Hiền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

Bánh mì chả lụa dưa leo rau sống,
 Sữa netsure grow IQ plus

Bữa trưa:

Cơm 
Luộc: Cải thìa luộc
Mặn: Cá diêu hồng số chua ngọt
Canh: Canh bí đỏ thịt heo nấm rơm 

Bữa xế:

Hủ tíu bò kho 

Bữa chiều:

Sữa chua (yaourt) 

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây