Cần rèn cho trẻ một số thói quen tốt trong ăn uống

Thứ sáu - 23/02/2024 13:14
giờ ăn của be
giờ ăn của be
Cần rèn cho trẻ một số thói quen tốt trong ăn uống
Để nuôi trẻ hay ăn, chóng lớn, khỏe mạnh các bà mẹ cần xây dựng cho con các thói quen ăn uống cần thiết như sau

1. Ăn uống đúng giờ: Cho trẻ ăn theo bữa, không ăn vặt. Ăn theo giờ nhất định là tạo cho bộ máy tiêu hóa của trẻ phản xạ có điều kiện về tiêu hóa hấp thu. Mỗi khi đến giờ ăn thì các tuyến tiêu hóa (tuyến nước bọt, tuyến dạ dầy, ruột, tụy, mật…) sẽ tiết ra nhiều men tiêu hóa, đồng thời các cơ của bộ máy tiêu hóa sẽ tăng cường hoạt động co bóp vận chuyển thức ăn và nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa… để các men tiêu hóa tăng hoạt tính giúp quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn hiệu quả.
- Trẻ nhỏ càng cần ăn nhiều bữa vì khả năng dự trữ năng lượng của trẻ kém, trẻ chóng đói. Trẻ bú mẹ cần cho bú nhiều lần trong cả ngày đêm bất cứ khi nào trẻ muốn và ít nhất là 8 bữa/ngày đêm. Trẻ bú sữa công thức khoảng cách mỗi bữa bú cần cách nhau từ 2h30 đến 3h/bữa. Trẻ từ 1-2 tuổi cho trẻ ăn 6 bữa/ngày, khi trẻ 2-5 tuổi số bữa cần là 5 bữa/ngày. Khoảng cách mỗi bữa ăn cần cách nhau 3h/bữa , thời gian bữa ăn chỉ nên khoảng 30 phút.
2. Tập cho trẻ ăn bằng thìa: Trước khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm (tháng thứ 6) cần tập cho trẻ ăn bằng thìa. Dùng thìa nạo loại hoa quả chín, mềm như chuối, đu đủ, dưa hấu…và đút cho trẻ ít một để trẻ quen dần.
3. Tập cho trẻ biết nhai và nuốt khi ăn: Động tác nhai rất quan trọng vì khi nhai sẽ kích thích cơ thể tiết ra dịch tiêu hóa đồng thời giúp răng và hàm phát triển. Hiện rất nhiều bà mẹ than phiền là con không chịu nhai, thậm chí không nuốt chỉ ngậm và rất hay nôn ói khi gặp chút thức ăn lợn cợn. Vì vậy bữa ăn kéo dài rất lâu có khi hàng giờ mà trẻ vẫn không ăn hết suất.
 Một nguyên nhân tạo thói quen xấu này cho trẻ là do cách chế biến thức ăn, nhiều người quá lạm dụng máy xay, tất cả thức ăn của bé đều cho vào máy để xay nhuyễn. Trẻ 6 tháng mới tập ăn bột loãng mới cần xay nhuyễn thức ăn, khi trẻ 7-8 thángăn bột đặc  thì thức ăn cần băm nhỏ (cả thịt và rau). Trẻ từ 9-12 tháng nên cho trẻ ăn cháo nấu đặc dần. Cháo nên nấu bằng gạo nguyên hạt không cần xay nhỏ còn thịt, cá, tôm… và rau thì băm nhỏ tạo sự lổn nhổn cho bé tập nhai và quen dần với thức ăn đặc. Khi trẻ 1 tuổi nên cho trẻ tập ăn cơm nát để trẻ tập nhai, khi trẻ quen ăn cơm nát và nhai tốt thì chuyển dần cho trẻ ăn cơm bình thường nhưng nấu mềm.
- Các bà mẹ cần chú ý nếu cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn kéo dài sẽ hình thành thói quen xấu là trẻ sẽ lười nhai, ngậm thức ăn và không kích thích được cơ thể bài tiết đủ dịch tiêu hóa vì vậy sẽ làm cho trẻ biếng ăn. Đồng thời do thói quen ngậm thức ăn sẽ ảnh hưởng xấu tới men răng và sự phát triển của răng.
4. Tập cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, để tránh cho trẻ chỉ thích ăn một số loại thức ăn: Mỗi loại thực phẩm đều cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định và ở tỷ lệ khác nhau. Không một loại thực phẩm nào dù hoàn hảo nhất cũng không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể. Cần dạy cho trẻ biết ăn nhiều loại thức ăn ngay từ khi còn nhỏ bằng cách chế biến bột và cháo cho trẻ từ nhiều loại thức ăn như thịt, cá, tôm, cua, đậu đỗ, rau xanh các loại và dầu, mỡ. Khi chế biến thức ăn cho trẻ nên chú ý tạo mùi vị đặc trưng của món ăn như nấu cháo cá nên nấu với rau cải và cho thêm ít rau thìa là để bát cháo cá thơm ngon, dậy mùi.
-Trẻ nhỏ cơ thể còn yếu nên dễ bị dị ứng với thức ăn lạ vì vậy khi tập cho trẻ ăn một loại thức ăn mới cần cho ăn ít một, cho ăn thử xem trẻ có hiện tượng dị ứng không rồi mới cho ăn tiếp.
5. Không cho ăn đồ ngọt trước bữa ăn như bánh kẹo, nước ngọt: Vì thực phẩm ngọt sẽ nhanh chóng làm tăng đường huyết gây ngang dạ làm mất cảm giác đói bụng, không muốn ăn nhưng thực sự là trẻ vẫn đói, thiếu dinh dưỡng.  Cho trẻ ăn vặt, ăn bánh kẹo trước bữa ăn là tạo thói quen không tốt góp phần làm trẻ biếng ăn. Khi trẻ đói bụng sẽ ham ăn và ăn theo bữa sẽ tạo sự ham thích ăn. Sau bữa ăn cho trẻ ăn tráng miệng hoa quả, kem, sữa chua, bánh kẹo…
6. Tạo sự hào hứng cho trẻ khi ăn:
Không nên ép trẻ ăn và cáu giận với trẻ làm bé bị căng thẳng, ức chế mất đi sự ngon miệng. Xây dựng cho trẻ tính tự giác, tự tin khi ăn uống là góp phần xây dựng tính cách tự tin của trẻ sau này trong cuộc sống. Bữa ăn cho trẻ ngồi ăn nơi cố định rồi đút cho trẻ từng miếng nhỏ để trẻ dễ nhai và nuốt. Không nên cho bé ăn lâu quá, mỗi bữa ăn chỉ nên trong khoảng 30 phút. Khi nào bé không muốn ăn nữa thì dừng để bữa sau bé sẽ ăn nhiều hơn. Không đưa trẻ đi rong vừa chơi vừa ăn làm trẻ mải chơi không nhai, không nuốt. Bé ngậm thức ăn ở trong miệng lâu dưới tác dụng của men tiêu hóa của nước bọt sẽ chuyển hóa thức ăn thành đường tạo vị ngọt làm trẻ càng thích càng ngậm lâu, dần dần sẽ hình thành thói quen xấu khó bỏ.- Trẻ trên 1 tuổi nên cho bé cầm thìa và bát ngồi cùng bữa ăn gia đình để bé được hưởng không khí của bữa ăn. Thỉnh thoảng đút cho bé vài hạt cơm hay miếng thịt, cá, rau
 nhỏ… để bé tập nhai và làm quen dần với nhiều loại thức ăn. Khi trẻ lớn hơn các mẹ hãy để trẻ tự xúc ăn, ban đầu trẻ xúc chưa quen có thể sẽ đổ vãi nhưng rồi trẻ sẽ quen dần, tự trẻ xúc ăn như vậy sẽ giúp trẻ chủ động, tự tin và hào hứng khi ăn.

Nuôi dưỡng trẻ nhỏ người mẹ cần có kiến thức về dinh dưỡng đồng thời cần kiên nhẫn chăm sóc trẻ tỷ mỷ, đó chính là một quá trình xây dựng cho trẻ thói quen ăn uống tốt để trẻ thực hiện trong suốt cuộc đời


 

Tác giả: Mầm Non An Lập, Trương Thị Ngọc Loan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bữa sáng:

Phở bò rau giá nấm rơm,
 Sữa netsure grow IQ plus

Bữa trưa:

Cơm 
Luộc: Súp lơ trắng luộc
Mặn: Thịt heo kho tam sắc
Canh: Canh cải bẹ xanh cá thác lác nấm bào ngư 

Bữa xế:

ún chả cá rau muống thơm cà chua 

Bữa chiều:

Sữa chua (yaourt) 

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây