Tuyên Truyền Bệnh Tay Chân Miệng Cho Trẻ Mầm Non

Thứ sáu - 24/11/2023 13:47
Tuyên Truyền Bệnh Tay Chân Miệng Cho Trẻ Mầm Non

Bài tuyên truyền Bệnh Tay, chân, miệng và cách phòng chống

Tay, chân, miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus đường ruột gây ra. Tại Việt Nam bệnh Tay, chân, miệng nằm trong 10 bệnh dẫn đầu về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong trong số các bệnh truyền nhiễm cần khai báo. Mỗi năm có khoảng từ 50.000 đến 100.000 trường hợp mắc bệnh Tay, chân, miệng được báo cáo, trong đó có một số trường hợp tử vong. Hiện nay thời tiết khí hậu đang chuyển mùa hè với khí hậu nóng ẩm là thời điểm bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy cơ gia tăng, có thể bùng phát dịch nếu không kịp thời phòng chống.

Bệnh Tay Chân Miệng

Bệnh có thể lây truyền từ người sang người, nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh... Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Đến nay, bệnh vẫn chưa có thuốc kháng vi rút và điều trị đặc hiệu.

Người mắc bệnh Tay, chân, miệng thường có biểu hiện: sốt, sưng miệng, nổi ban có bọng nước. Bệnh thường bắt đầu bằng sốt nhẹ, kém ăn, mệt mỏi và sưng họng. 1-2 ngày sau có những chấm đỏ có bọng nước rồi vỡ thành vết loét. Các vết này thường nằm ở lưỡi, lợi và bên trong má. Các tổn thương trên da cũng xuất hiện sau 1-2 ngày, biểu hiện là các vết đỏ, có thể có bọng nước, không ngứa và thường nằm ở lòng bàn tay, gan bàn chân.

 Để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh Tay, chân, miệng nguy hiểm có nguy cơ bùng phát, UBND phường Phúc La đề nghị các hộ gia đình và toàn thể nhân dân thực hiện tốt một số khuyến cáo của Bộ y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh, cụ thể như sau:

+ Thực hiện 3 sạch: ăn (uống) sạch; ở sạch; bàn tay và chơi đồ chơi sạch.

+ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày ( cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/ cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

+ Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được sạch sẽ trước khi sử dụng ( tốt nhất là ngâm tráng nước sôi), đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

+ Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như: đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

+ Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi nghờ mắc bệnh.

+ Cách ly trẻ bị bệnh tại nhà; không cho trẻ đến nhà trẻ, trường học trong tuần đầu tiên bị bệnh. Để các dụng cụ lau và tiệt trùng xa tầm tay với của trẻ.

+ Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Người mắc bệnh Tay, chân, miệng thường có biểu hiện: sốt, sưng miệng, nổi ban có bọng nước. Bệnh thường bắt đầu bằng sốt nhẹ, kém ăn, mệt mỏi và sưng họng. 1-2 ngày sau có những chấm đỏ có bọng nước rồi vỡ thành vết loét. Các vết này thường nằm ở lưỡi, lợi và bên trong má. Các tổn thương trên da cũng xuất hiện sau 1-2 ngày, biểu hiện là các vết đỏ, có thể có bọng nước, không ngứa và thường nằm ở lòng bàn tay, gan bàn chân.

 Để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh Tay, chân, miệng nguy hiểm có nguy cơ bùng phát, UBND phường Phúc La đề nghị các hộ gia đình và toàn thể nhân dân thực hiện tốt một số khuyến cáo của Bộ y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh, cụ thể như sau:

+ Thực hiện 3 sạch: ăn (uống) sạch; ở sạch; bàn tay và chơi đồ chơi sạch.

+ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày ( cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/ cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

+ Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được sạch sẽ trước khi sử dụng ( tốt nhất là ngâm tráng nước sôi), đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

+ Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như: đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

+ Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi nghờ mắc bệnh.

+ Cách ly trẻ bị bệnh tại nhà; không cho trẻ đến nhà trẻ, trường học trong tuần đầu tiên bị bệnh. Để các dụng cụ lau và tiệt trùng xa tầm tay với của trẻ.

+ Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
=> Đây là bài tuyên truyền về bệnh Tay Chân Miệng trong nhà trường giúp các bé, các cô giáo, các bậc phụ huynh nắm bắt được dịch bệnh Tay Chân Miệng và biết cách chăm sóc tốt cho trẻ giúp trẻ không bị mắc bệnh nay

Tác giả: Mầm Non An Lập, Lê Thị Kim Yến

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bữa sáng:

Mì quảng thịt heo,
 Sữa netsure grow IQ plus 

Bữa trưa:

Cơm 
Luộc: Cà rốt, súp lơ luộc
Mặn: Cá ngừ kho cà
Canh: Canh rong biển thịt heo nấm

Bữa xế:

Hủ tíu thịt bò rau củ giá hẹ

Bữa chiều:

Sữa chua (yaourt) 

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây