Dạy trẻ các thao tác tự phục vụ cho bản thân như tự mặc quần áo, đi dày dép đúng cách, dạy tính gọn gàng, ngăn nắp.

Thứ năm - 26/09/2024 13:42
tải xuống
tải xuống
Dạy trẻ các thao tác tự phục vụ cho bản thân như tự mặc quần áo, đi dày dép đúng cách, dạy tính gọn gàng, ngăn nắp.
Vì sao nên dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ?
Tự phục vụ và chăm sóc bản thân là một trong các kỹ năng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của mỗi trẻ nhỏ, nhất là trẻ 5 – 6 tuổi. Khi có thể rèn luyện tốt kỹ năng này, trẻ sẽ trở nên tự lập, chủ động và trưởng thành hơn trong cuộc sống, dễ dàng đối phó và thích nghi tốt với những sự thay đổi của môi trường, đời sống hàng ngày.
Hiểu một cách đơn giản thì kỹ năng tự phục vụ bản thân đó chính là việc mà trẻ tự chăm sóc được cho chính mình, có thể chủ động làm được những công việc đơn giản để phục vụ tốt cho đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như quá trình ứng xử, giao tiếp xã hội. Nhờ vào kỹ năng này mà trẻ nhỏ sẽ từng bước phát triển và hạn chế việc phụ thuộc vào những người xung quanh, đặc biệt là ba mẹ.
Theo như lời khuyên của các chuyên gia, ba mẹ nên rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Tùy thuộc vào độ tuổi và khả năng của mỗi trẻ mà các bậc phụ huynh nên tạo nhiều điều kiện để trẻ có thể học tập, rèn luyện và trải nghiệm những việc làm phù hợp.

Trong thực tế ngày nay, phần lớn những trẻ nhỏ đều được nuông chiều và bảo bọc nên trẻ rất dễ bị thiếu hụt những kỹ năng sống cơ bản, nhất là không có khả năng tự chăm sóc cho chính bản thân mình. Nhiều trẻ luôn phải phụ thuộc vào ba mẹ, người thân trong hầu hết các sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, sắp quần áo, lau dọn nhà cửa, đưa đón đi học,…
Tình trạng này nếu không được hỗ trợ cải thiện và nâng cao tốt kỹ năng tự phục vụ sẽ khiến cho trẻ không thể sống hòa nhập với cộng đồng, không biết cách chia sẻ và đặc biệt là không thể đối mặt tốt với những biến cố, khó khăn xảy ra bất ngờ trong cuộc sống. Vì thế, việc dạy trẻ những kỹ năng tự phục vụ ngay từ bé là điều vô cùng quan trọng mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện cho trẻ nhỏ.

Kỹ năng tự phục vụ chính là nền tảng vững chắc để hỗ trợ cho trẻ phát triển toàn diện trong tương lai. Một đứa trẻ được rèn luyện ngay từ nhỏ sẽ mang đến rất nhiều lợi ích như:
1. Trẻ có thể phát triển tốt các kỹ năng vận động tinh và trở nên khéo léo, tỉ mỉ, gọn gàng, kỹlưỡng trong hầu hết các công việc hàng ngày.
2. Khi tự biết cách chăm sóc bản thân trẻ cũng sẽ có ý thức hơn về giá trị của chính mình.
3. Trẻ hoàn toàn có thể đương đầu với những khó khăn và thích ứng tốt với nhiều hoàn cảnh khác nhau.
4. Nhờ vào quá trình rèn luyện kỹ năng tự phục vụ mà trẻ nhỏ có thể gia tăng được sự tập trung, tính sáng tạo và linh hoạt hơn trong việc sắp xếp, giải quyết các vấn đề trở ngại.
5. Trẻ nhỏ có thể nhiều khả năng về việc sắp xếp thời gian, lên kế hoạch và đặt ra các mục tiêu cụ thể cho chính mình.
6. Giúp trẻ có được sự tự tin, chủ động trong mọi tình huống của cuộc sống.
7. Trẻ sẽ dễ dàng thích nghi tốt với nhiều môi trường sống khác nhau.
8. Trẻ biết cách chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau.
9. Trẻ biết quý trọng và yêu thương công sức của những người xung quanh.
Hiểu rõ được những mặt tích cực trong quá trình dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ sẽ giúp cho các bậc phụ huynh kiên trì và cố gắng hơn trong việc rèn luyện trẻ ngay từ bé. Thay vì cố gắng để giúp con hoàn thành mọi việc một cách nhanh chóng, ba mẹ nên từ từ hướng dẫn và cho con tự trải nghiệm để trưởng thành. các bậc phụ huynh nên nhanh chóng cho trẻ rèn luyện và phát triển tốt kỹ năng này để tạo cơ hội cho trẻ nâng cao giá trị của bản thân, đồng thời hình thành lối sống lành mạnh hơn.
1. Kỹ năng tự ăn
Tự ăn được xem là một trong các kỹ năng tự phục vụ mà các bậc phụ huynh nên rèn luyện
cho trẻ từ sớm. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trẻ từ khoảng sau 6 tháng đã có thể tự bốc thức ăn để cho vào miệng, sau khoảng 9 tháng trẻ có thể dùng được muỗng, trẻ trên 1 tuổi có thể sử dụng đũa để ăn uống.
Tuy nhiên, quá trình dạy con tự ăn cũng đòi hỏi sự kiên trì và cố gắng rất nhiều của các bậc phụ huynh cùng những người chăm sóc chính cho trẻ. Đối với những trẻ còn quá nhỏ thì việc để trẻ tự ăn uống có thể khiến cho quần áo, mặt mũi của trẻ lấm lem và sau khi ăn, ba mẹ phải là người thu dọn “chiến trường”.

Ngoài ra, vào thời gian đầu tiên khi áp dụng việc cho trẻ tự ăn thì đôi khi trẻ sẽ không ăn được nhiều như lúc được ba mẹ hỗ trợ. Các bậc phụ huynh cũng đừng nên quá lo lắng về điều này vì chỉ cần hỗ trợ rèn luyện trong thời gian ngắn thì trẻ đã có thể ăn uống tốt và quen dần với việc tự phục vụ bản thân.
Bên cạnh đó, trong quá trình này, phụ huynh cũng cần đặt ra quy định cụ thể về thời gian ăn của trẻ, tốt nhất là khoảng 30 phút. Nếu sau 30 phút mà trẻ vẫn chưa thể ăn hết thức ăn thì ba mẹ nên kiên quyết thu hồi lại để trẻ có thể rút kinh nghiệm và ăn uống nghiêm túc hơn cho lần sau.
2. Kỹ năng mặc quần áo
Nếu trẻ có thể học và rèn luyện tốt kỹ năng tự mặc quần áo thì các bậc phụ huynh có thể tranh thủ thời gian để làm được nhiều việc hơn và bản thân trẻ cũng có thể tự do sáng tạo để lựa chọn những bộ trang phục mà mình yêu thích. Tuy nhiên, trẻ nhỏ sẽ cần mất khá nhiều thời gian để có thể tự mặc được một chiếc quần hay chiếc áo nhưng ba mẹ hãy kiên nhẫn và cố gắng để hướng dẫn con từng chi tiết một.
Đầu tiên hãy dạy cho trẻ cách cởi đồ trước khi cho trẻ mặc vào. Mỗi khi trẻ đi học về, các bậc phụ huynh hãy khuyến khích trẻ tự cởi bỏ những bộ quần áo trên người trước khi đi tắm.
Sau đó hãy bắt đầu dạy trẻ bằng các bộ đồ đơn giản với chất liệu co giãn để trẻ dễ dàng thực hiện hơn. Các bậc phụ huynh cũng có thể lên mạng tìm hiểu về những bước chi tiết hướng dẫn trẻ tự mặc quần áo tại nhà để dạy trẻ hiệu quả hơn.
3. Kỹ năng gấp quần áo
Theo lời khuyên của các chuyên gia thì ba mẹ nên hướng dẫn cho trẻ kỹ năng tự gấp quần áo khi trẻ được khoảng 2 tuổi. Có thể trẻ vẫn chưa thể gấp được một cách gọn gàng và ngăn nắp nhưng hoạt động này sẽ rèn luyện tốt cho trẻ ý thức về việc sinh hoạt sạch sẽ, gọn gàng và biết cách quý trọng, nâng niu quần áo của mình.
Tùy thuộc vào độ tuổi và khả năng của mỗi trẻ mà các bậc phụ huynh cũng nên lựa chọn những công việc phù hợp với con. Không nhất thiết phải hướng dẫn trẻ gấp quần áo ngay khi vừa mới bắt đầu mà ba mẹ có thể nhờcon mang quần áo đến phòng và cùng con thực hiện việc gấp quần áo.
Đồng thời hãy dạy cho con cách phân biệt quần áo của các thành viên trong gia đình, các loại quần áo khác nhau, biết rõ đâu là mặt trái và mặt phải của quần áo. Ba mẹ hãy thực hiện từng công đoạn một cách cẩn thận và tỉ mỉ để trẻ có thể quan sát, học hỏi và làm theo hiệu quả. Đồng thời hãy luôn khuyến khích, động viên và khen ngợi để con cảm thấy hào hứng hơn khi thực hiện công việc này.
4. Kỹ năng lấy nước và uống nước
Lấy và uống nước cũng là một trong các kỹ năng tự phục vụ mà ba mẹ cần rèn luyện cho trẻ nhỏ. Trẻ có thể tự lấy nước uống khi được tròn 1 tuổi hoặc có thể sớm hơn tùy vào khả năng của mỗi trẻ nhỏ.
Lúc đầu, ba mẹ nên cho trẻ sử dụng những chiếc ly và bình nhựa hoặc những vật liệu không vỡ để tránh gây nguy hiểm cho trẻ. Bên cạnh đó cũng hướng dẫn cho trẻ cách lấy nước và cầm ly cẩn thận để uống nước, giúp trẻ có thể tự phục vụ tốt cho bản thân mỗi khi cảm thấy khát.
Đồng thời, để trẻ có thể gia tăng được tính tự giác của bản thân thì các bậc phụ huynh cũng nên giải thích cho trẻ về lợi ích của việc uống đầy đủ nước mỗi ngày. Kèm theo đó hãy lựa chọn những chiếc ly hoặc bình đựng nước có hình dáng và màu sắc hấp dẫn, phù hợp với sở thích của trẻ để trẻ cảm thấy thích thú hơn.
5. Kỹ năng đánh răng
Đối với những trẻ nhỏ đang độ tuổi mầm non thì việc dạy trẻ kỹ năng tự đánh răng là một trong những điều vô cùng cần thiết mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng nên quan tâm. Chăm sóc răng miệng ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ có được một hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh và loại bỏ tốt các nguy cơ gặp phải các vấn đề về răng.
Ba mẹ hãy hướng dẫn cho trẻ trình tự để đánh răng, lấy lượng kem đánh răng vừa phải và dùng bàn chải đúng cách để loại bỏ các cặn bã thức ăn còn bám lại trên răng. Đồng thời, nên tập cho trẻ thói quen đánh răng mỗi ngày, vệ sinh răng miệng sau các bữa ăn để trẻ ý thức và hiểu rõ về vai trò chăm sóc răng sạch sẽ.
6. Kỹ năng rửa tay
Trẻ em thường hay nghịch ngợm, phá phách nên tay chân cần phải thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ và kỹ lưỡng. Việc dạy cho trẻ kỹ năng tự rửa tay sẽ giúp trẻ phòng chống tốt các loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe và biết cách giữ gìn vệ sinh tốt hơn.
Các bậc phụ huynh nên rèn luyện cho trẻ thói quen rửa tay sau khi đi học về, trước khi ăn cơm và khi đi vệ sinh xong. Ba mẹ nên từng bước hướng dẫn để trẻ có thể quan sát và thực hiện theo đúng các trình tự. Tay cần làm ướt và sử dụng lượng xà phòng vừa phải, xoa đều và chà vào cả các kẽ ngón tay, sau đó rửa lại sạchsẽ cùng với nước sạch, lau khô tay kỹ lưỡng trước khi bắt đầu làm việc gì đó.
7. Kỹ năng chuẩn bị balo đi học
Đối với những trẻ đã bắt đầu đi học, các bậc phụ huynh cũng nên rèn luyện cho trẻ kỹ năng tự chuẩn bị balo đến trường. Thông thường, đối với những trẻ mầm non thì cũng không cần quá nhiều sách vở, chủ yếu sẽ một vài quyết tập viết, tập vẽ, bút chì, đồ ăn vặt hoặc vài bộ đồ để trẻ có thể sinh hoạt thoải mái tại trường.
Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, ba mẹ hãy cùng trẻ chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho ngày học mới. Hãy hướng dẫn con cách sắp xếp đồ đạc gọn gàng vào balo về để balo ngăn nắp để có thể sẵn sàng cho một ngày mới thật niềm niềm vui và năng lượng.
Để có thể dạy trẻ thực hiện tốt kỹ năng tự phục vụ này, các bậc phụ huynh cũng nên đặt ra những câu hỏi để trẻ có thể suy nghĩ và tự tìm câu trả lời. Cụ thể như “Chúng ta nên chuẩn bị gì để ngày mai đi học?”, “Con cần uống mấy hộp sữa cho ngày mai?”, “Con hãy kiểm tra lại xem đã đầy đủ chưa?”.
8. Kỹ năng để giày dép đúng nơi quy định
Hãy dạy và hình thành nếp sống gọn gàng, ngăn nắp cho trẻ ngay từ nhỏ bằng các thói quen sinh hoạt đơn giản tại nhà, cụ thể là việc sắp xếp giày dép đúng nơi quy định. Mỗi gia đình đều sẽ có những nơi để dép hoặc những kệ giày dép nhất định. Phụ huynh hãy hướng dẫn cho con cách sắp xếp và để dép đúng nơi sau khi sử dụng.
9. Kỹ năng quan tâm và giúp đỡ người khác
Bên cạnh việc dạy cho trẻ kỹ năng tự phục vụ chính mình, các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm đến việc hướng dẫn và nâng cao cho trẻ tinh thần giúp đỡ, hỗ trợ những người xung quanh. Không chỉ cần rèn luyện cho trẻ tính tự lập riêng của bản thân mà còn phải hỗ trợ trẻ biết cách giúp đỡ và san sẻ công việc cùng với những người xung quanh, để trẻ có thể sống hòa nhập và nhận được nhiều sự yêu thương của mọi người.
Trẻ nhỏ từ 1 đến 3 tuổi thường rất nhạy cảm với các trật tự, quy luật. Nên trong giai đoạn này, nếu trẻ được dạy các kỹ  năng tự phục vụ bản thân sẽ giúp trẻ hình thành tốt tính kỷ luật, xây dựng thói quen sinh hoạt ngăn nắp, sạch sẽ và có tính trách nhiệm cao hơn.
Ba mẹ nên dạy trẻ các quy tắc kính trên nhường dưới, biết cách chờ đợi và mời người lớn ăn cơm, biết lấy bát đĩa cho những người ăn cùng, hỗ trợ người thân trong gia đình dọn dẹp nhà cửa, giúp đỡ cụ bà qua đường, tự dọn dẹp ly sau khi uống nước ở nơi công cộng,…Bằng những cách này, trẻ nhỏ sẽ ý thức và hiểu rõ hơn về vai trò của mình, đồng thời gia tăng được sự gắn kết đối với những người thân bên cạnh.






 

Tác giả: Mầm Non An Lập, Đặng Hồng Hạnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

Bún cá viên viên rau giá,
 Sữa netsure grow IQ plus

Bữa trưa:

Cơm 
Xào: Bắp cải xào
Mặn: Trứng chiên thịt heo nấm mèo
Canh: Canh chua cá rau quả 

Bữa xế:

Cháo lươn - cá lóc khoai môn nấm

Bữa chiều:

Dưa hấu

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây