Tại Sao Phải Dạy Kỹ Năng Sống Cho Trẻ

Thứ sáu - 24/11/2023 21:26
images
images
Tại sao cần phải dạy kỹ năng sống cho trẻ?

Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ nhỏ.

 - Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, trẻ cần được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất, đặc biệt là giai đoạn từ mầm non cho đến tiểu học. Vậy, kỹ năng sống là gì, và tại sao cần phải dạy kỹ năng sống cho trẻ? Bài viết này sẽ phần nào giúp các bậc phụ huynh nói riêng và mọi người nói chung có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của việc dạy kỹ năng sống ở trẻ nhỏ.

1. Kỹ năng sống là gì?

Kỹ năng sống được hình thành theo nhiều cách khác nhau, tùy vào môi trường sống và giáo dục... Giáo dục kỹ năng sống, đó là những hoạt động tích cực, hướng vào những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp trẻ có thể ứng phó hiệu quả với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

Định hướng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống.

Kỹ năng sống luôn gắn bó với các giá trị. Các giá trị sống đúng đắn là kết tinh được truyền lại như sự tôn trọng, sống trách nhiệm, yêu thương, sự tự tin, sự sáng tạo, lòng ham hiểu biết... Các giá trị này được truyền lại nhằm giáo dục giúp cho con người sống có chuẩn mực và góp phần vào sự tiến bộ của xã hội.

Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân, cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp cho con người xây dựng một xã hội có văn hóa. Kỹ năng sống được hình thành thông qua giáo dục, đào tạo và rèn luyện. Các kỹ năng sống có liên quan và hỗ trợ cho nhau. Ví dụ: kỹ năng tư duy sáng tạo giúp cho con người tăng khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định.

2. Tại sao phải rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ?

Rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ nhanh chóng hoà nhập và khẳng định vị trí của mình trong tập thể, mà xa hơn là một cộng đồng, xã hội. Do đó, cho dù trẻ có tài giỏi, thông minh đến đâu nhưng thiếu kỹ năng sống, trẻ cũng không thể tiếp cận với môi trường xung quanh, hòa nhập cũng như khẳng định mình.

Chính vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là điều rất cần thiết. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Khi xảy ra vấn đề nào đó, nếu không được trang bị kỹ năng sống, trẻ sẽ không đủ kiến thức để xử lý các tình huống bất ngờ. Vì thế, rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội.

Trong thời buổi trẻ tiếp xúc với xã hội sớm như ngày nay, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thực sự rất cần thiết. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt không chỉ mang lại lợi ích về mặt sức khoẻ mà còn giúp các em sớm có ý thức để làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội.

Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn đúng đắn và toàn diện về kỹ năng sống cho trẻ để giúp các em phát triển một cách tốt nhất.

MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG BA MẸ NÊN DẠY CHO TRẺ

1. Giúp trẻ tự tin

♦  Tự tin là một trong những yếu tố quan trọng giúp mang lại thành công và kết quả tốt nhất trong mọi việc. Tự tin không phải là tất cả nhưng nếu thiếu điều này, không chỉ trẻ em mà cả người lớn đều khó đạt được những thành công trong trường học và cuộc sống.
 

♦  Sự tự tin giúp trẻ thể hiện được mình trong các mối quan hệ xã hội, giúp trẻ không ngần ngại khám phá những điều mới mẻ thú vị trong cuộc sống, trau dồi và học tập các kiến thức, kỹ năng. Tự tin cũng giúp trẻ vượt qua được những khó khăn, trở ngại mà bất kỳ ai cũng sẽ phải đối mặt trong cuộc đời.

2. Dạy con kỹ năng giao tiếp

♦  Ngay từ khi trẻ chào đời, kỹ năng giao tiếp đã là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ tồn tại và phát triển. Giai đoạn đầu, trẻ giao tiếp qua cử động tay chân, qua biểu cảm ánh mắt, qua tiếng khóc… Lớn hơn, kỹ năng giao tiếp của trẻ được hình thành và hoàn thiện dần qua ngôn ngữ, cử chỉ… Có thể khẳng đinh, giao tiếp là một trông những năng lực cần thiết nhất để trẻ phát triển và sinh tồn trong cuộc sống.

Dạy gì khi con học kỹ năng giao tiếp?
Dạy gì khi con học kỹ năng giao tiếp?

Trong nếp sống văn hóa của người Việt Nam, lời chào hỏi là một điều vô cùng quan

 

♦  Phụ huynh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp trẻ trau dồi kỹ năng giao tiếp. Tạo môi trường phù hợp cho con, tạo điều kiện cho con hòa đồng với những người xung quanh, cho con cơ hội, khuyến khích con tương tác, giao tiếp với bạn bè… là những việc không thể

3. kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ

♦  Con người sinh ra và lớn lên không có ai chỉ có một mình. Trong cuộc sống chúng ta có gia đình, có bạn bè, có đồng nghiệp, có các mối quan hệ xã hội. Trong cuộc sống hiện đại các mối quan hệ xã hội ngày càng rộng mở và là một xu hướng tất yếu của sự phát triển. Việc biết cách hòa đồng, biết cách làm việc theo nhóm, tận dụng sức mạnh, ưu thế của tập thể để đạt được kết quả tốt nhất trong học tập và công việc là một trong những kỹ năng quan trọng.




 

♦  Đối với trẻ em, bố mẹ nên định hướng và trau dồi cho con những kỹ năng học nhóm, làm việc nhóm ngay từ nhỏ. Điều này không chỉ giúp cho trẻ hòa đồng hơn với những người xung quanh mà còn giúp cho trẻ có được kết quả tốt nhất trong học tập và lao động.

4. Dạy con giá trị của lao động và cách kiếm tiền, tiêu tiền

♦  Rất nhiều trẻ em, đặc biệt là trẻ em sống tại các thành phố lớn thường được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ. Trẻ hầu như không phải làm bất kỳ việc gì dù là việc nhỏ nhất và hoàn toàn phù hợp với khả năng của lứa tuổi. Việc duy nhất trẻ phải làm đó là học và chơi. Khi trẻ cần tiêu tiền vào việc học thêm, ăn quà vặt, mua quà tặng bạn…, nhiều phụ huynh cũng khá dễ dãi trong việc chu cấp, thường là cho tiền ngay mà không hỏi rõ mục đích. Tất cả những điều này dẫn đến việc trẻ ngày càng thiếu tính tự lập, hay đòi hỏi, luôn muốn dựa dẫm vào người khác, không hiểu được giá trị của lao động, giá trị của đồng tiền.
 

♦  Trong cuộc sống hiện đại, việc dạy con biết lao động và quý trọng thành quả lao động, dạy cho con ứng xử như thế nào với tiền bạc là việc rất quan trọng. Giáo dục con giá trị của lao động giúp con có tính tự lập, không lười biếng, không ỷ lại vào người khác và có thể thích ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Giáo dục con nhận thức về giá trị của đồng tiền và việc tiết kiệm sẽ giúp con tránh được những quan niệm sai lầm về tài chính, giúp con trở thành những người trưởng thành có trách nhiệm với các quyết định tài chính cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

5. Dạy con kỹ năng bảo vệ bản thân

♦  Trẻ con vốn luôn hiếu động, hiếu kỳ và muốn khám phá những điều mới lạ. Trong cuộc sống ngày nay, khi xã hội ngày càng hiện đại, càng phát triển thì những mối nguy hiểm cho trẻ con ngày càng nhiều. Những nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ tiềm ẩn không chỉ ở gia đình, ở trường học, ngoài đường mà còn ở bất kỳ đâu trong cuộc sống này.
 

♦  Đa phần các bậc cha mẹ đều ý thức được điều này, nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng có phương pháp dạy con những kỹ năng bảo vệ bản thân đúng đắn. Sự lựa chọn thường gặp của phụ huynh đó là  tìm cách nghiêm cấm con tiếp xúc với các rủi ro. Việc chỉ nghiêm cấm mà không giáo dục, trau dồi các kỹ năng bảo vệ bản thân càng kích thích tính tò mò, muốn khám phá trong trẻ và không mang lại nhiều tác dụng.

♦  Để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân mình trước những nguy hiểm phụ huynh cần giúp trẻ hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết. Ngoài ra cha mẹ cũng cần dạy cho trẻ biết những mối nguy hiểm và kỹ năng ứng phó với nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải trong gia đình, ở trường học và ngoài xã hội phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

6. Chuẩn bị hành trang kỹ năng sống cho trẻ sắp bước vào lớp 1

♦  Bước vào lớp 1 được coi là một hành trình lý thú trong cuộc đời của trẻ. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng cảm thấy tự tin để bước vào những hành trình như thế. Nếu không vượt qua được sự khủng hoảng về tâm lý sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của trẻ, tại sao lại vậy?
 

♦  Chuyển môi trường học tập mới đồng nghĩa với việc trẻ phải làm quen với nhiều điều mới lạ, trẻ phải đối mặt và làm quen với những quy định mới, những mối quan hệ mới với thầy cô, bạn bè…Những điều này thường làm trẻ lo lắng, một số trẻ không được chuẩn bị tốt về kỹ năng và tâm lý dễ dẫn đến thái độ co cụm bản thân, không dám thể hiện mình trước mọi người.

♦  Các bậc phụ huynh thường chú trọng cho con học các môn trước khi vào lớp 1 nhưng điều đó có thật sự cần thiết? Theo nhiều chuyên gia giáo dục, điều quan trọng hơn học chữ, học toán lúc này chính là việc trẻ được trang bị tâm lý, kỹ năng học tập, sinh hoạt để có thể tự tin bước vào môi trường mới.

Tác giả: Mầm Non An Lập, Đặng Hồng Hạnh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bữa sáng:

Bánh mì chả lụa dưa leo rau sống,
 Sữa netsure grow IQ plus

Bữa trưa:

Cơm 
Xào: Cà rốt susu xào
Mặn: Bò nấu măng tây
Canh: Canh tần ô thịt heo nấm kim linh chi

Bữa xế:

Cháo hến, thịt heo cải bó xôi nấm 

Bữa chiều:

Bánh solite

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây