Tổng Kết Năm Học 2015-2016

Thứ năm - 13/07/2017 14:14
Tổ Chức Lễ Tổng Kết Năm Học 2015-2016
Tổng Kết Năm Học 2015-2016
PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG
    TRƯỜNG MG AN LẬP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:      /BC-MGAL         An Lập, ngày      tháng    năm 2016 
   
                                       BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2015-2016
 
                  Kính gửi:
                                -  Phòng GD&ĐT huyện Dầu Tiếng;
                                 - Bộ phận mầm non. 
          Căn cứ công văn số 62/PGDĐT-MN ngày 04/5/2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Dầu Tiếng về việc hướng dẫn báo cáo tổng kết năm học 2015-2016 Giáo dục Mầm non;
           Thực hiện theo Kế hoạch phương hướng nhiệm vụ năm học 2015-2016 của trường Mẫu giáo An Lập, và căn cứ theo tình hình thực tế của địa phương cũng như của đơn vị;
             Nay đơn vị trường Mẫu giáo An Lập báo cáo tổng kết năm học 2015-2016 như sau:
Phần I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Công tác tham mưu và xây dựng văn bản chỉ đạo của địa phương
         -Nhà trường đã tham mưu với UBND xã về Kế hoạch năm học, tham mưu xin HĐND cho phép thu các khoản thu đầu năm, tham mưu trong việc kiểm tra và cấp giấy phép hoạt động NLĐL Mầm Xanh trên địa bàn
         -Triển khai và thực hiện tốt công tác quản lý tài chính, quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản thu trong đơn vị, công khai theo Thông tư 09/2009/TT-BGD ĐT về việc ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân;
          -Liên hệ với Ban thông tin văn hóa xã tuyên truyền ngày toàn dân đưa trẻ đến trường và thu nhận trẻ từ  3 tuổi đến 5 tuổi ra lớp (ưu tiên trẻ 5 tuổi trong địa bàn);
           - Căn cứ Kế hoạch số 02/KH-MGAL ngày 10/8/2015 của trường MG An Lập về việc thực hiện công tác Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi năm học 2015-2016.
           - Căn cứ Kế hoạch số 03/KH-MGAL ngày 15/9/2015 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 của Trường Mẫu giáo An Lập.
          - Căn cứ Quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 17/8/2015 của UBND xã An Lập về việc củng cố thành viên Ban chỉ đạo chống mù chữ-phổ cập giáo dục và xây dựng xã hội học tập.
           - Căn cứ Công văn số 34/UBND-VX ngày 26/8/2015 của UBND xã An Lập về việc điều tra trẻ em từ 0 đến 5 tuổi
         - Căn cứ  Tờ  trình số 18/TTr-UBND ngày 01/4/2016 của UBND xã An Lập về việc đề nghị kiểm tra, công nhận xã An Lập đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi năm 2016.
          -Căn cứ các văn bản chỉ đạo trên nhà trường đã nghiêm túc thực hiện và áp dụng để phù hợp với đặc điểm thực tế của nhà trường đạt được kết quả sau:
2. Kết quả thực hiện các chương trình hành động và các phong trào thi đua
         - Đầu năm học, đơn vị đã tổ chức triển khai việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và các cuộc vận động của ngành, từng cá nhân đăng ký một việc làm theo cụ thể trong nhiệm vụ được giao.
         -Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã được tuyên truyền sâu rộng và làm chuyển biến nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên nhà trường đã tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, không để xảy ra vi phạm về trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, trong năm học không có trường hợp nào biểu hiện về vi phạm đạo đức nhà giáo.
          - 100% CBGVNV thực hiện tốt cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo". Mỗi CBGVNV đều có một việc làm thiết thực thi đua dạy tốt học tốt đã tạo được sự chuyển biến mạnh về chất lượng đội ngũ CBQL GVNV trong nhà trường có nhiều tấm gương thể hiện sự tận tụy với lòng yêu nghề mến trẻ. Mỗi CBGVNV là tấm gương sáng đối với trẻ, đối với đồng nghiệp luôn tạo được bầu không khí vui tươi thân thiện an toàn trong nhà trường.
           - Mỗi CBGVNV đều đăng ký nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách thiết thực phù hợp với nhiệm vụ được giao trong năm học. Coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống lương tâm trách nhiệm nghề nghiệp; xây dựng môi trường làm việc an toàn - an ninh, thân thiện.
           - Đồng thởi đầu năm học đơn vị cũng đã xây dựng và triển khai thực hiện tốt chủ đề năm học “ Đổi mới thực chất, hiệu qủa nâng cao, chất lượng bền vững” với phương châm hành động “ Năng động- Sáng tạo”, thực hiện khẩu hiệu hành động “ tận tâm, tận tụy, tận lực, tất cả vì các cháu thân yêu”
            - Đơn vị thành lập Ban chỉ đạo, củng cố nề nếp, hồ sơ và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các cuộc vận động.
           - Tổ chức phát động và có sự phối hợp với thanh tra, công đoàn trong việc thực hiện các cuộc vận động
            -Tổ chức cho CB-GV-CNV tham gia dự học chuyên đề “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
            - Mỗi CBGV viết bản đăng ký rèn luyện đạo đức “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” .
* Kết quả:
          - 100% CBGVNV có phẩm chất đạo đức tốt lối sống lành mạnh.
          - 100% gia đình CBGVNV đạt gia đình văn hóa.
          - 100% CBGVNV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Các phong trào thi đua:
           - Phòng trào "Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực" được nhà trường hưởng ứng tích cực và thực hiện có hiệu quả thông qua các hoạt động như:
             +Chăm sóc các cây bóng mát, cây kiểng tạo cảnh quang, phủ mảng xanh cây kiểng, tạo vườn rau cho bé, vườn cây ăn trái, vườn thuốc nam và các bồn hoa được xen kẻ trong khuôn viên để trẻ được tham quan chăm sóc và trải nghiệm môi trường xung quanh trẻ.
             +Tham gia lồng ghép các hoạt động phong trào vào tổ chức Lễ hội, góp phần tích cực cho trẻ được trải nghiệm và hoạt động vui chơi ( phong trào làm ĐDĐC sáng tạo, tạo góc trưng bày sản phẩm cho ngày Hội khai trường của trẻ; Hội thi lồng đèn đẹp cho lễ hội trung thu của trẻ…) và các phong trào của các Hội thi do ngành và địa phương phát động đều đạt hiệu quả cao
            - Nhà trường đã phối kết hợp với hội cha mẹ học sinh tổ chức thành công các ngày lễ ngày hội có ý nghĩa sâu sắc mang đầy tính nhân văn cao đẹp đến 100% các cháu bằng những món quà tặng động viên khích lệ các cháu. Đặc biệt các cháu có hoàn cảnh khó khăn.
            - Thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực" xây dựng môi trường sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị tổ chức có hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng được yêu cầu.
            -Ngoài ra còn phối hợp công đoàn tổ chức các phong trào như: Trung thu cho bé, Hội diễn bé vui hát dân ca, trò chơi dân gian, tết mùa xuân, 1/6 cho trẻ... phối hợp địa phương cho trẻ được tham quan viếng bia tưởng niệm xã An Lập, tổ chức cho CB-GV-NV tham quan du lịch, Thi hái hoa dân chủ mừng 8/3, và tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, do ngành và địa phương phát động với kết quả như sau:
            +Vừa qua trường đã tham gia phong trào bóng chuyền nữ, kết hợp xã tham gia, đạt giải nhất cấp huyện;  hội thi “ Tiếng hát giáo viên” đạt giải nhì (múa), tham gia cắm trại ngành GD tổ chức mừng ngày Nhà giáo Viêt Nam 20/11; hội thi “ Triển lảm đồ dùng đồ chơi” đạt giải nhất cấp huyện và giải khuyến kích cấp tỉnh; hội thi “ Giáo viên giỏi- cấp dưỡng giỏi” giải thưởng Võ Minh Đức đạt vòng chung kết cấp tỉnh ( chờ kết quả vòng chung kết) hướng tới phối hợp Công đoàn sẽ tổ chức cho CB-GV-NV được tham quan du lịch vào dịp nghỉ hè. 
Phong trào viết và áp dụng SKKN. Kết quả đạt cấp huyện gồm: 2 B SKKN
( CBQL); 1 B (GV); 1 C ( GV)   
3. Quy mô phát triển mạng lưới và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi ( PCGDMNTNT)
            - Quy mô phát triển: Tổng số 4 lớp, không tăng, không giảm  so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân, nhận trẻ đủ theo điều kiện CSVC của trường..
           - Số trẻ em và tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường: 231/589 trẻ, đạt tỷ lệ 39,21%; trong đó:
             + Trẻ nhà trẻ: 13/214 trẻ, đạt tỷ lệ 6,07%.
              + Trẻ mẫu giáo: 218/375 trẻ , đạt tỷ lệ 58,13%.
               + Riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi: 98/100 trẻ, đạt tỷ lệ 98%.
          -Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi giảm so với năm trước 32 trẻ ( trẻ 3; 4 tuổi, do không đủ phòng học, ưu tiên cho lớp 5 tuổi)
          -Triển khai tuyên truyền, phổ biến và quán triệt các nội dung của Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010; Thông tư 36/2013/TT-BGDĐT ngày 06/11/2013 của Bộ GD&ĐT; Kế hoạch 336/KH-SGDĐT ngày 18/03/2011 của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Bình Dương; Quyết định 264/QĐ-UBND ngày 21/1/2011 của UBND tỉnh Bình Dương và Kế hoạch 80/KH-PGDĐT Dầu Tiếng ngày 08/07/2011, và Văn bản hợp nhất số 18/VBHN-BGDĐT ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi, tới các ban, ngành, đoàn thể xã hội, cộng đồng và gia đình trong toàn xã, tạo sự hưởng ứng tích cực của các bậc cha mẹ trẻ và ủng hộ của toàn xã hội.
        - Quán triệt, nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên về vai trò, vị trí của phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi. Xác định phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục, là công tác mang tính xã hội sâu sắc, rộng lớn. Ngành giáo dục là lực lượng nòng cốt trong thực hiện phổ cập, tích cực tham mưu, đưa nhiệm vụ phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi vào Nghị quyết của các cấp Ủy Đảng, chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhằm huy động mọi lực lượng và nguồn lực để thực hiện.
  *   Thuận lợi:
           -Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp về công tác phổ cập giáo dục Mầm non trẻ 5 tuổi.
            -Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo các cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
  *   Khó khăn:
            -Số dân dao động chuyển đi chuyển đến theo mùa cao su, nên số liệu trẻ thường dao động cũng gây khó khăn cho công tác phổ cập giáo dục địa phương.
             -Tỉ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp là 98/100 trẻ, đạt 98%.
              -Tỷ lệ trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ ngày theo chương trình GDMN 98/98 cháu, đạt 100%.
              - Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN: 98/98 cháu, đạt 100%                    - Tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học chuyên cần: 93/98 cháu, đạt 94,89%
               -Tỷ lệ trẻ 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 1,  tỷ lệ : 1,22 %
              - Tỷ lệ trẻ 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi: 1,  tỷ lệ : 1,22 %                      
        Đánh giá: Đạt
        Đánh giá chung: Xã An Lập đạt tiêu chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi năm 2016
          -Tiếp tục tham mưu và chuẩn bị tâm thế xây dựng kế hoạch, chuẩn bị tích cực các điều kiện tiến tới thực hiện PCGDMN cho trẻ 3, 4 tuổi giai đoạn 2016-2020 theo chỉ đạo chung
4. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
4.1-Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc bảo vệ sức khoẻ
         -Thực hiện đúng theo Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 08/2008/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 8/7/2008. Nhà trường thực hiện tốt với 4 nội dung và 67 tiêu chí đạt theo yêu cầu của trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường học, còn 01 tiêu chí chưa đạt do trẻ vượt so với điều lệ trường mầm non.
* Các biện pháp triển khai để làm tốt công tác nuôi dưỡng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ:
           -Đẩy mạnh chất lượng bếp ăn bán trú, theo mức ăn 20.000/ngày/trẻ cho 3 bữa
( Sáng, trưa, xế). Xây dựng thực đơn hợp lý không có món ăn lặp lại trong tuần, ký hợp đồng thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng, có giấy phép kinh doanh, và có ký cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm, và giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
            -Chế biến món ăn theo đúng chế độ ăn của trẻ đảm bảo định lượng ăn, sự cân đối về các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện theo đúng quy trình bếp ăn 1 chiều không chồng chéo. Trong năm có 10 Giáo viên, 3 nhân viên cấp dưỡng được kiểm tra khám sức khoẻ định kỳ theo quy định. Hồ sơ khám sức khỏe được lưu giữ hàng năm
            -Tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ, động viên trẻ ăn hết xuất. Phối hợp với y tế kiểm tra khám sức khoẻ cho trẻ theo định kỳ 2 lần/năm. Cân đo theo dõi trẻ và phân loại sức khoẻ trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng cho 100% trẻ
            -Tăng cường công tác tuyên truyền với những bài viết, nội dung tuyên truyền  xúc tích trang trí đẹp mắt gây sự chú ý phụ huynh đến xem và nắm bắt thông tin cần thiết
            -Kiểm tra thường xuyên công tác chế biến thức ăn của cấp dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên để nhận biết những ưu, hạn chế có biện pháp khắc phục kịp thời
           -Trao đổi thường xuyên phụ huynh cần có chế độ chăm sóc đặc biệt cho trẻ SDD uống thêm sữa hàng ngày,  tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Ngoài ra đối với trẻ báo động, thừa cân, béo phì tăng cường khả năng vận động cho trẻ...( Phối hợp trạm Y tế tổ chức buổi tuyên truyền vận động cho phụ huynh hiểu biết về béo phỉ và SDD cho con em, sự cần thiết của phụ hunh phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giảm tốc độ tăng cân cho trẻ, chế độ ăn cho trẻ thừa cân, béo phì, trẻ SDD)
* Kết quả nuôi dưỡng: Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân đầu năm 11/151, tỷ lệ 7,28%  , cuối năm 4/147, tỷ lệ 2,72%, giảm so với đầu năm 4,56%
         +Tỷ lệ SDD thể thấp còi đầu năm 8/151, tỷ lệ 5,29%,  cuối năm 6/147, tỷ lệ 4,08%, giảm so với đầu năm 1,21%
             +Trẻ thừa cân đầu năm 26/151, tỷ lệ 17,21%, cuối năm 15/147, tỷ lệ 10,20%, giảm so với đầu năm 11, tỷ lệ 7,01%
           + Trẻ béo phì đầu năm 13/151, tỷ lệ 8,60%, cuối năm 14/147, tỷ lệ 9,52%, tăng so với đầu năm 1, tỷ lệ 0,92%
* Kết quả Mầm Xanh: Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân 0
             +Tỷ lệ SDD thể thấp còi 0
             +Trẻ thừa cân 1/26, tỷ lệ 3,84%
              + Trẻ béo phì đầu năm 1/26, tỷ lệ 3,84%
* Để phòng tránh dịch bệnh nhà trường thực hiện:
           -Tạo điều kiện cho chị em cấp dưỡng và giáo viên tham gia các lớp tập huấn về công tác phòng bệnh do trung tâm y tế triển khai
          -Tổ chức cách ly trẻ bệnh, có giường bệnh cho trẻ nằm nghỉ riêng, tổ chức tuyên truyền vận động phụ huynh phối kết hợp với nhà trường trong chăm lo sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ góp phần giảm bệnh tật, đảm bảo tỉ lệ tăng cân, giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì cho trẻ.
            -Phối hợp với y tế địa phương để có biện pháp phòng chống các bệnh cho trẻ, những tài liệu tuyên truyền cần thiết. Tuyên truyền qua loa phát thanh của trường về Phòng bệnh tay chân miệng, phòng chống sốt xuất huyết, phòng bệnh sởi, bệnh thủy đậu, đau mắt đỏ…
             -Để việc cân đo và khám sức khỏe cho trẻ đạt hiệu quả cao, nhà trường phối hợp trạm y tế khám sức khỏe 2 lần/ năm cho trẻ học tại trường. Hàng tháng cân đo trẻ SDD, cân đo định kỳ trẻ phát triển bình thường, có sổ theo dõi sức khỏe trẻ qua mỗi đợt khám cân đo cho trẻ , có danh sách ghi cụ thể từng trẻ được khám ghi cụ thể kết quả và các triệu chứng bệnh, báo kịp thời cho phụ huynh có hướng điều trị bệnh cho trẻ
 * Kết quả:
- 100% trẻ đến trường, được đảm bảo an toàn, trong năm học không có dịch bệnh, ngộ độc thức ăn xảy ra trong trường.
- Tổng số cháu ăn bán trú tại trường là 147 cháu đạt 100%. ( Mầm Xanh 26 cháu)
- 100% các cháu được cân đo khám bệnh định kỳ theo dõi biểu đồ tăng trưởng.
4.2- Chất lượng giáo dục
          - Thực hiện đảm bảo hiệu quả chương trình GDMN, theo quan điểm xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 100% các lớp mẫu giáo thực hiện chương trình GDMN.
* Ưu điểm :
            - Nhà trường đã nghiêm túc triển khai cho 100% CB,GV,NV học bồi dưỡng nội dung, chương trình  giáo dục mầm non và các chuyên đề trọng tâm của năm học tại trường. Thực hiện đảm bảo kế hoạch đề ra (quy chế chuyên môn, lịch sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ, theo chuyên đề, đột xuất). Tổ chức trao đổi học tập rút kinh nghiệm tại các khối lớp, các bộ phận chuyên môn.
             - Thường xuyên theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ qua mục tiêu các chủ đề và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.
              -Tích cực đầu tư trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các lớp theo Thông tư 02 của Bộ giáo dục. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện tốt chương trình GDMN đạt chất lượng phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi.
              - Bổ xung đảm bảo các tài liệu, phương tiện tạo mọi điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt chương trình GDMN.
- Hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động đảm bảo tính tích cực chủ động của trẻ.
* Các biện pháp và các hoạt động đã triển khai:
             -Hàng tháng họp tổ chuyên môn đánh giá những việc thực hiện được công tác đã đề ra trong tháng và những việc chưa thực hiện được để nhận định nguyên nhân và cùng tìm hướng khắc phục đi đến thống nhất biện pháp thực hiện nhất là giáo viên còn hạn chế chuyên môn giảng dạy
           - Khuyến khích giáo viên chủ động tích cực tìm tòi sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ để đạt được hiệu quả của chương trình, có tinh thần học tập kinh nghiệm qua đồng nghiệp, qua đơn vị bạn...tích cực sưu tầm tài liệu qua tủ sách tài liệu, qua mạng internet, qua sáng tạo ứng dụng CNTT qua tiết dạy hiệu quả
           -Tổ chức cùng nhau làm đồ dùng dạy học ứng dụng vào tiết dạy vào giờ nghĩ trưa
            -Phát động trong GV sưu tầm và đăng ký các đề tài giảng dạy mới phù hợp lứa tuổi
           -Phân công giáo viên khá giỏi hỗ trợ giáo viên yếu, kết hợp vào thi đua nhằm đẩy mạnh ý thức tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề của giáo viên.
          -Thực hiện đánh giá cuối chủ đề, qua đó giúp giáo viên đánh giá được sự tiến bộ của trẻ trong từng giai đoạn phát triển.
          -Tổ chức thi GVCD giỏi vòng cơ sở tham gia 11, đạt 8. ( do có 11 giáo viên, cấp dưỡng đủ điều kiện dự thi )
* Hạn chế: Một số giáo viên chưa tích cực khai thác và ứng dụng CNTT vào giảng dạy một cách sáng tạo và hiệu quả
 * Kết quả :
           - 4/4 lớp thực hiện chương trình GDMN theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo.
         - 100% giáo viên soạn giảng theo chương trình GDMN của Bộ GD đạt chất lượng tương đối khá tốt.
          - 100% các lớp biết tạo được môi trường mở cho trẻ hoạt động theo chủ đề dạy.
           - 100% trẻ tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
          - Giáo viên, cấp dưỡng tham gia hội thi giáo viên giỏi, cấp dưỡng giỏi cấp cơ sở đạt 8/11 GVCD.
          - Kết quả theo dõi đánh giá sự phát triển trẻ theo 5 lĩnh vực phát triển cuối năm học 2015 – 2016 như sau:
 
Các lĩnh vực giáo dục    Khối Tổng số trẻ được đánh giá Tổng số trẻ
               ”Đạt”
Tổng số trẻ
”Cần cố gắng”
Tổng số trẻ
”Chưa đạt”
SL % SL % SL %
 
Đánh giá chung về mức độ phát triển ở lĩnh vực thể chất
 
5 Tuổi
82 76 92,6% 6 7,4% 0 0%
 
4 Tuổi
65 59 89,2% 6 11,7% 0 0%
 
Cộng tổng
147 135 91,8% 12 8,65% 0 0%
 
Đánh giá chung về mức độ phát triển ở lĩnh vực TCXH
5 Tuổi 82 76 92,6% 6 7,4% 0 0%
4 Tuổi 65 60 92,3% 5 8,7% 0 0%
Cộng tổng 147 136 92,4% 11 7,59% 0 0%
 
Đánh giá chung về mức độ phát triển ở lĩnh vực ngôn ngữ
5 Tuổi 82 76 92,6% 6 7,4% 0 0%
4 Tuổi 65 60 92,3% 5 7,7% 0 0%
Cộng tổng 147 136 92,4% 11 7,6% 0 0%
 
Đánh giá chung về mức độ phát triển ở lĩnh vực nhận thức
5 Tuổi 82 77 93,9% 5 6,1% 0 0%
4 Tuổi 65 60 92,3% 5 7,7% 0 0%
Cộng tổng 147 137 93,1% 10 6,9% 0 0%
 
Đánh giá chung về mức độ phát triển ở lĩnh vực thẩm mỹ
5 Tuổi 82 77 93,9% 5 6,1% 0 0%
4 Tuổi 52 48 92% 4 8% 0 0%
Cộng tổng 161 144 89% 17 11% 0 0%
 
- Đánh giá điểm mạnh, điểm nổi bật và hạn chế trong triển khai thực hiện:
* Điểm mạnh nổi bật:
          -Được sự quan tâm của lãnh đạo Sở - Phòng GD; Bộ phận MN hỗ trợ đầy đủ các trang thiết bị: ti vi, đầu đĩa, vi tính cho các lớp để thực hiện chương trình GDMN cho trẻ được thuận lợi.
          -Không còn tình trạng trẻ ngồi ù lì một chỗ, đa số trẻ nhanh nhẹn, thích tìm tòi khám phá trong mỗi hoạt động, hứng thú, tích cực khi được tham gia các hoạt động
          -Đa số giáo viên trẻ, cũng góp phần kích thích vào sự hoạt động của trẻ qua sự trẻ trung, nhí nhảnh của giáo viên.
* Hạn chế triển khai thực hiện:
           -Chỉ có 1 PHT cũng còn hạn chế về kinh nghiệm công tác, giáo viên đa phần mới ra trường nên về phương pháp và hình thức tổ chức lên tiết dạy cũng còn gặp một số hạn chế
           -Chưa có điều kiện tổ chức tham quan học tập đơn vị bạn
           -Việc bồi dưỡng chuyên môn có thực hiện theo kế hoạch nhưng chất lượng chưa cao do một số giáo viên chưa mạnh dạn trao đổi các vấn đề chưa nắm rõ nên sự nhận thức chưa sâu các vấn đề triển khai
* Đề xuất kiến nghị:
            -Cần tổ chức duy trì các tiết thao giảng cụm, tạo điều kiện cho giáo viên được học tập kinh nghiệm trường bạn
-Triển khai thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi:
* Thuận lợi:
              -Qua bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi nhằm để phụ huynh có sự quan tâm hơn trong công tác cùng CSGD trẻ phát triển toàn diện tạo nền tảng cho trẻ tự tin vào lớp 1
             -Bộ chuẩn phát triển 5 tuổi giúp cho giáo viên có cơ sở lồng ghép phù hợp từng mục tiêu giáo dục rèn luyện theo từng đề tài, chủ đề thực hiện
              -Qua từng mục tiêu lồng ghép giáo viên biết đánh giá nhận xét cuối chủ đề việc làm được, chưa được để có biện pháp rèn luyện qua chủ đề sau.
* Khó khăn:
             -Một số phụ huynh chưa sâu sát và chưa thật sự quan tâm đến sự phát triển hay hạn chế của trẻ, phiếu đánh giá của phụ huynh chưa đánh giá sát thực và đảm bảo, và chưa nắm rõ con mình còn hạn chế về phần nào.
* Các biện pháp đã triển khai thực hiện:
           -Lồng ghép giáo dục và rèn luyện cho trẻ theo từng mục tiêu phù hợp yêu cầu đề tài hoạt động
          -Qua mỗi chủ đề trẻ được đánh giá các mục tiêu thực hiện của cả lớp nếu dưới 70% mục tiêu đó được đưa vào rèn luyện tháng tới
           -Hướng dẫn phụ huynh cách đánh giá trẻ cần cụ thể chính xác từng mục tiêu nhằm để tiếp tục rèn luyện cho trẻ, tránh đánh giá theo cảm tính, và thường xuyên trao đổi với phụ huynh lưu tâm về cách đánh giá cho con em mình sát sao, để cùng phối hợp nhà trường trong việc rèn luyện những mục tiêu cháu chưa đạt.
          -Giáo dục và rèn luyện trẻ theo mục tiêu từng chủ đề mọi lúc mọi nơi, có điều kiện phù hợp không nhất thiết phải giờ hoạt động chung.
          - Nhà trường xây dựng kế hoạch, phân công giáo viên phụ trách rèn trẻ có năng khiếu vẽ , vẽ tranh, tham gia triển lãm tranh.Thường xuyên kiểm tra  các sản phẩm của trẻ, qua triển lãm thu hút được trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động ( tư duy, trải nghiệm, sáng tạo, thao tác …), được sự hưởng ứng chia sẽ của phụ huynh và các ban ngành đoàn thể địa phương (qua các sản phẩm tranh vẽ của trẻ được triển lãm tại trường, tại lớp). Đồng thời về phong trào tự làm đồ dùng đồ chơi cũng được thực hiện triển lãm cho ngày hội đến trường của trẻ, các hội thi…được sự hưởng ứng và đánh giá cao từ phía phụ huynh cũng như các ban ngành của đại phương qua xem triển lãm
* Tổng kết 3 năm thực hiện chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động (GDPTVĐ) cho trẻ trong trường mầm non”
         -Trong năm thực hiện mô hình điểm: khai thác môi trường bên ngoài nhóm lớp, quy hoạch các khu vực và bố trí sắp xếp thiết bị, đồ dùng đồ chơi ngoài trời. Được sự hưởng ứng của phụ huynh trong việc hổ trợ đóng góp điều kiện bằng hiện vật và cùng chung tay tạo môi trường vận động cho trẻ được thuận lợi đạt hiệu quả.
- Công tác quản lý chỉ đạo. Căn cứ công văn 27/KH-PGDĐT ngày 28/10/2014 của Phóng Giáo dục và Đào tạo huyện Dầu Tiếng về Kế hoạch thực hiện chuyên đề "Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2014 - 2016";
-Trường đã triển khai thực hiện chuyên đề với các nội dung cụ thể hóa cho từng năm học, thành lập ban chỉ đạo chuyên đề, phân công phụ trách từng mảng hoạt động của chuyên đề.
-Nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề, nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề theo từng năm học trên cơ sở khắc phục những tồn tại của năm học trước, đưa ra những chỉ tiêu và giải pháp để thực hiện tốt trong năm học tiếp theo.
- Quy hoạch sân vườn, tạo cây xanh bóng mát, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ an toàn, có các góc chơi đủ diện tích cho trẻ vận động phát triển các kỹ năng khác nhau. Đầu tư, bổ xung các đồ dùng phát triển vận động cho trẻ: ghế băng thể dục, bục bật, cổng chui, cột ném bong, bóng nảy, vòng, gậy thể dục, hang chui bằng bánh xe, đu quay… Bổ xung nguyên vật liệu cho các lớp tạo môi trường góc vận động cho trẻ hoạt động. Chủ yếu tận dụng nguồn lực đóng góp của phụ huynh cùng nhà trường như ( bánh xe, ống nước, vỏ hũ sữa …và nguyên vật liệu phế phẩm phế thải), để tạo ra những món ĐDĐC nhằm PT vận động cho trẻ trong 3 năm qua.
- Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về việc thực hiện chuyên đề. Nhà trường đã tổ chức triển khai nghiêm túc cho 100% giáo viên học tập bồi dưỡng chuyên môn về kiến thức, nội dung, kỹ năng thực hiện chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”.
 - Bồi dưỡng giáo viên cách tổ chức các hoạt động giáo dục vận động đảm bảo theo yêu cầu.
-Thao giảng chuyên đề giáo viên lên tiết chuyên đề vận động. Xây dựng môi trường góc vận động. Sáng tác trò chơi vận động. Thi Đồ dùng đồ chơi sáng tạo
+ Đơn vị đã sắp xếp, bố trí quy hoạch khu vui chơi phát triển vận động tạo điều kiện thuận tiện cho trẻ được tham gia hoạt động ( mọi lúc mọi nơi). Qua giờ đón trả trẻ , HĐNT, giờ vui chơi, giờ chơi ngắn …được đảm bảo
*Khó khăn: Khuôn viên còn chật hẹp, một số ĐCNT xuống cấp và ĐC mang tính phát tiển vận động cũng còn hạn chế. Như chưa được cấp thang leo, hang chui, cầu thăng bằng, bóng rổ…
-Phương hướng thực hiện tiếp theo sau tổng kết chuyên đề. Đơn vị tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động GDPTVĐ cho trẻ. Bồi dưỡng kiến thức cho GV, tham mưu Ngành đầu tư xây dựng khu phát triển vận động cho trẻ.
*Đánh giá thực hiện Chương trình GDMN từ năm học 2009-2010 đến năm học 2015-2016
-Đối với trẻ . Năng động, chủ động tích cực, nhanh nhẹn hoạt bát, hứng thú sáng tạo qua các hoạt động thực hành các bài tập ( LQVT, LQCC, kỹ năng tạo hình …). Qua các sản phẩm được lưu lại tại trường.
-Đối với giáo viên và CBQL. Nắm vững hơn các kiến thức, có sự đầu tư xây dựng thiết kế kế hoạch hợp lý, thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện chương trình GDMN tại lớp tại trường nghiêm túc. Đảm bảo, đúng, đủ và kịp thời.
+ Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng đồ chơi; xây dựng môi trường cho trẻ vui chơi và học tập. Hàng năm đơn vị kiểm kê, sửa chữa, trang bị bổ sung kịp thời đảm bảo theo thông tư số 02/2010/TT- BGDĐT
+ Công tác kiểm tra: Thực hiện đảm bảo theo kế hoạch thao giảng, dự giờ, thăm lớp (chấn chỉnh sửa sai kịp thời) . Thường xuyên tổ chức bồi  dưỡng chuyên môn cho CBGV trong đơn vị đảm bảo theo Kế hoạch định kỳ và BDTX
+ Tuyên truyền và thu hút sự tham gia của ban ngành, phụ huynh. Về nội dung chăm sóc giáo dục trẻ MN, phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích… Thông qua nội dung tuyên truyền đã giúp phụ huynh nắm được phương pháp chăm sóc trẻ để phối kết hợp với nhà trường thực hiện chuyên đề đạt hiệu quả, các hoạt động trong nhà trường có sự tham gia giúp đỡ của hội phụ huynh học sinh (nhất là các hoạt động lễ hội, hội thi, chuyên đề ...).100% các lớp có góc tuyên truyền kiến thức chăm sóc giáo dục nuôi dưỡng cho trẻ phù hợp.
- Một số khó khăn, hạn chế . Quy mô trường lớp chưa đáp ứng được nhu cầu số lượng trẻ đến trường trên địa bàn. Chỉ nhận được tồi đa theo điều kiện CSVC hiện tại
+ Về đội ngũ giáo viên . Đa phần mới, chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ CS-ND-GD trẻ
+ Về điều kiện thực hiện Chương trình. Đảm bảo.
+ Khó khăn hạn chế khác: không
- Công tác đánh giá, rút kinh nghiệm về chỉ đạo thực hiện Chương trình GDMN tại đơn vị. Tiếp tục duy trì và phát huy những mặt đã làm được và khắc những hạn chế cần thiết
- Đề xuất, kiến nghị: Nên duy trì họp BHDNV huyện để trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện các chuyên đề mới, và kịp thời thời trao đổi về kinh nghiệm chuyên môn có sự thay đổi ( qua ý kiến của SGD hoặc những kinh nghiệm tao đổi liên quan chuyên môn qua họp BHDNV tỉnh) cho nhà trường được nắm kịp thời. Cung cấp kịp thời các tài liệu hỗ trợ có liên quan ( cần có tài liệu chuyên môn nhà trẻ )
* Công tác quản lý, chỉ đạo cho trẻ làm quen với ngoại ngữ: Tình hình thực hiện, kiến nghị, đề xuất: Đơn vị không thực hiện cho trẻ làm quen với ngoại ngữ
4.3-Kết quả triển khai một số nội dung: Giáo dục an toàn giao thông (GDATGT), giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm-hiệu quả và ứng dụng công nghệ thông tin, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, giáo dục về tài nguyên-môi trường biển-hải đảo vào Chương trình GDMN.
- Ban giám hiệu hướng dẫn giáo viên thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường MN theo tinh thần công văn số 3200/BGD&ĐT ngày 21/04/2006 về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường MN nhằm cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người, giúp trẻ có những hành vi, thái độ ứng xử phù hợp để giữ gìn và bảo vệ môi trường, biết sống hoà hợp với môi trường nhằm đảm bảo lành mạnh về cơ thể và trí tuệ…biết lồng ghép xây dựng các trò chơi bài hát, câu chuyện có nội dung bảo vệ môi trường, phối hợp với phụ huynh để cùng giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục trẻ về tài nguyên môi trường, biển đảo, phòng ngừa ứng phó và giảm nhẹ thiện tai, đã tổ chức chuyên đề này cho giáo viên toàn trường dự rút kinh nghiệm;
          - Giáo dục cho trẻ biết tích cực tham gia bảo vệ cảnh quang môi trường, biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, trong sân trường, lớp học, và vệ sinh cá nhân;
          - Thường xuyên nhắc nhở trẻ về tác hại của các loại đồ chơi mang tính bạo lực, nguy hiểm, cấm trẻ không được chơi.
- Đa số trẻ nhận biết chấp hành luật giao thông đơn giản khi tham gia giao thông:  Đi xe gắn máy đội mũ bảo hiểm, biết tín hiệu đèn xanh đèn đỏ,  khi đi bộ qua đường đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ …
 - Tham gia các trò chơi tìm hiểu tích cực để nhận biết và thực hành đúng luật theo yêu cầu cô về luật giao thông đường bộ
- Tất cả các cháu 5 tuổi đều biết sử dụng máy tính qua trò chơi Kidmarts, Happpykids
* Biện pháp và các hoạt động triển khai:
-Để đạt hiệu quả những nội dung nêu trên, giáo viên lồng ghép giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi, giờ đón trả trẻ, giờ chơi ngắn, giờ hoạt động học tập, giờ vui chơi và hoạt động ngoài trời…
-BGH dự giờ, tổ chức dự giờ chéo đồng nghiệp nắm bắt tình hình thực hiện mức độ đạt được của từng tiết dạy, từng hoạt động của giáo viên, việc lồng ghép các chuyên đề trọng tâm trong năm và việc ứng dụng CNTT để có kế hoạch bồi dưỡng và đưa ra biện pháp khắc phục
4.4- Việc thực hiện chính sách đối với trẻ mầm non:
 + Số trẻ được miễn học phí (tại đơn vị): 147 trẻ. ( xã vùng khó khăn được miễn giảm theo quy định)
+  Số trẻ được hỗ trợ ăn trưa (toàn xã): 71 trẻ
 +  Số trẻ được hỗ trợ chi phí học tập (toàn xã) : 138 trẻ
+ Chính sách ưu tiên trong giáo dục đối với trẻ khuyết tật học hoà nhập (nếu có). Trường không có trẻ khuyết tật hòa nhập.
5. Cơ sở vật chất, thiết bị và kinh phí cho GDMN
- Công tác quy hoạch đất xây dựng trường, lớp cho mầm non tại địa phương. Có định hướng quy hoạch chuyển địa điểm đến trường THCS An Lập ( sau khi quy hoạch đất lô 30 xây dựng trường TH An Lập và THCS An Lập)
- Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý mua sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo điều kiện thực hiện Chương trình.( kiểm tra, sửa chữa, trang bị bổ sung kịp thời, sử dụng và bảo quản  đúng mục đích trong đơn vị).
 -   Phong trào thi đua tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động cho trẻ. Được thực hiện đưa chỉ tiêu thi đua từng đợt có 3 bộ  ĐDĐC thiết thực hiệu quả phục vụ trên các hoạt động của giáo viên.
- Tỷ lệ nhóm/lớp có nhà (phòng) vệ sinh đạt yêu cầu: 100% (4/4 lớp). Không Tăng/giảm so với năm học trước.
- Trường có sân chơi và đồ chơi ngoài trời ( có đủ 5 loại trở lên theo quy định)
- Tỷ lệ nhóm/lớpcó đủ TBDH-ĐDĐC: 100% ( 4/4 lớp). Không tăng/giảm so với năm học trước.
6. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên
- Tổng số giáo viên toàn trường : 10, (trong đó số lượng giáo viên công lập trong biên chế nhà nước:10 ). ( có 01 giáo viên điều động MG Hoa Sen)
- Đơn vị có tham mưu, phối hợp với chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh, các tổ chức kinh tế xã hội, doanh nghiệp…trong việc xây dựng và thực hiện chính sách cho đội ngũ GVMN. Nhưng chưa thực hiện trong năm học 2015-2016 và định hướng thống nhất thu phí thù lao tổ chức bữa ăn sáng cho trẻ trong năm học 2016-2017
- Đề xuất, kiến nghị: Về việc thống nhất thu phí trả thù lao tổ chức bữa ăn sáng cho trẻ, địa phương cần có văn bản chỉ đạo để làm căn cứ
- Định biên: Tổng số giáo viên/lớp MG: 9GV/4lớp (Bình quân 2.25GV/ lớp); Tổng số giáo viên/lớp MG 5 tuổi: 4GV/2 lớp  (Bình quân 2GV/ lớp).
- Chủ cơ sở nhóm lớp độc lập Mầm Xanh chưa thực hiện tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho GVMN và Bảo hiểm y tế
-  Nhà trường có xây dựng kế hoạch, đề án thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GDĐT, Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong đơn vị .
- Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ:
+ Tỷ lệ biết ứng dụng công nghệ thông tin CBQL: 2/2 (100%); GVMN: 9/9 (100%)
+ Thực hiện nghiêm túc công tác bồi dưỡng CBQL, GVMN theo 10 mô-đun phát triển chuyên môn và các nội dung bồi dưỡng khác trong đơn vị ( Bồi dưỡng tại đơn vị và tham gia đủ đúng thành phần đối tượng do phòng, sở triệu tập trong xuyên suốt năm học).
7. Công tác quản lý
- Thực hiện nghiêm túc 3 công khai theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT đối với cơ sở GDMN, trong đó có GDMN tư thục.Trong đơn vị (công khai tài chính minh bạch, kiểm tra, giám sát, các hoạt động trong nhà trường. Công khai theo định kỳ, về chất lượng đội ngũ – Cơ sở vật chất – Chất lượng GD cho phụ huynh, cộng đồng.
- Các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN được đơn vị triển khai lồng ghép vào các buổi sinh hoạt họp hội đồng nhà trường hàng tháng một lần. Thực hiện nghiêm túc đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV, HT, PHTvà đánh giá trẻ theo Bộ chuẩn PT trẻ 5 tuổi, xét thi đua, đánh giá xếp loại CBCC cuối năm
 * Giải pháp thực hiện 
+  Kiểm tra  thực hiện thường xuyên theo kế hoạch , đột xuất  ( để chấn chỉnh kịp thời những hạn chế sai xót trong qua trình thực hiện nhiệm vụ “Chăm sóc - Nuôi dưỡng- Giáo dục” trẻ và tổ chức điều hành quản lý chỉ đạo trong đơn vị .
- Thực hiện 3 công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đơn vị luôn thực hiện nghiêm túc các qui định về công khai minh bạch theo tinh thần theo  Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009.Với các nội dung
+Cam kết chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non
+Công khai chất lượng giáo dục mầm non thực tế
+Công khai thông tin cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục mầm non
+Công khai thu chi tài chính năm 2014-2015
+Công khai thông tin về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của cơ sở giáo dục mầm non
+Công khai xét thi đua từng đợt và cuối năm trước Hội đồng...
-Thực hiện đảm bảo công tác kiểm tra nội bộ tại đơn vị.
- Công tác quản lý mầm non ngoài công lập.
* Biện pháp:
+ Phối hợp địa phương kiểm tra định kỳ ( đột xuất ) nhóm lớp độc lập tại đại phương
+ Xây dựng kế hoạch thăm, giám sát nhóm định kỳ ( hàng tháng).
+ Tư vấn giúp đỡ cơ sở về chăm sóc an toàn. Sắp xếp bố trí khu vui chơi, ăn ngủ, sinh hoạt của trẻ.
+ Tư vấn vệ sinh, thao tác sơ chế  biến thức ăn cho trẻ, tổ chức nuôi, bảo quản lưu mẫu thức ăn, vấn đề về VSATTP
+ Tư vấn giúp đỡ một số thủ tục hồ sơ liên quan về VSATTP, về hoạt động bán trú…
+ Số lần kiểm tra nhóm lớp độc lập Mầm Xanh đến thời điểm hiện tại (có biên bản kèm theo) của cơ sở GDMN và chính quyền địa phương: 4 lần.
7. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng giáo dục.
-  Đơn vị chưa đủ điều kiện về CSVC để thực hiện trường chuẩn Quốc gia.
- Công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng trường MN của đơn vị: Đã hoàn tất báo cáo, kế hoạch và đã được đưa lên phần mềm vào tháng 4/2016. Đơn vị tự đánh giá đạt mức độ II
8. Công tác tuyên truyền; xã hội hoá giáo dục; phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng và tuyên truyền về giáo dục mầm non
* Biện pháp tuyên truyền:
-Vận động phụ huynh, cộng đồng tham gia đông đủ các buổi họp phụ huynh, các ngày hội thi, các hoạt động dạy học trường để nhận biết hoạt động của trẻ trong trường và phương pháp giảng dạy của cô trong tiết học để có sự phối hợp và hổ trợ giáo viên trong công tác CSGD trẻ
-Có kế hoạch hoạt động cụ thể năm, tháng, tuần trong công tác thông tin tuyên truyền. Trên nhóm lớp và nhà trường, loa phát thanh của trường
-Liên hệ với cơ quan y tế tìm thông tin về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, tham mưu lồng ghép chương trình giáo dục các bậc cha mẹ.
-Thực hiện bản tin tuyên truyền của nhóm lớp, trường, nâng cao yêu cầu về hình thức, nội dung bản tin. Kiểm tra sức khỏe trẻ để tuyên truyền. Tuyên truyền qua loa phát thanh của trường
-Tuyên truyền thực tế qua tổ chức bửa ăn. Mời phụ huynh tham dự các tiết thi GVDG vòng trường, để phụ huynh thấy được hoạt động của con em
-Tuyên truyền hình ảnh, sản phẩm trẻ tự tạo để phụ huynh và cộng đồng nhận biết sự phát triển của trẻ qua học tập
* Kết quả:
-Sự ảnh hưởng cộng đồng tuyên truyền nhân rộng chất lượng trường tạo niềm tin phụ huynh nên hàng năm số trẻ vào trường ngày càng đông
-Công tác phối hợp y tế được hỗ trợ tích cực nhất là công tác tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh. Trung tâm y tế huyện tổ chức lớp tập huấn phòng chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và các bệnh khác…
       -Thực hiện công tác xã hội hóa. Vận động hỗ trợ bằng hiện vật, tự nguyện hỗ trợ…và đóng góp tiền hỗ trợ cây kiễng trong năm bao gồm:
+Hỗ trợ các kí hiệu nhận biết ĐDĐC cho trẻ gồm 04 bộ ( Công ty chụp hình)
+Hỗ trợ phân bón làm vườn rau cho trẻ gồm 03 bao, cùng với các anh em Dân quân cải tạo lại vườn rau
+Hỗ trợ cây, hoa kiễng, chậu hoa tạo thêm khuôn viên sắc màu trong sân trường ( của phụ huynh toàn trường), với số tiền 3,040,000đ
+Hỗ trợ thêm quạt đứng, quạt tường cho các lớp 12 cây quạt, với số tiền 2,460,000đ
     + Hỗ trợ trên 40 vỏ bánh xe, làm ĐDĐC ngoài trời cho trẻ hoạt động…
     + Hỗ trợ bằng hiện vật từ Mặt hàng Chín Thơ: 02 chậu cau Hoàng hậu, 04 chậu kiễng, và hỗ trợ sữa làm quà cho trẻ trong tổ chức các hoạt động Lễ hội
 Phần II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Kết quả nổi bật:
-Đạt tỷ lệ vận động trẻ 5 tuổi ra lớp 98%.Thực hiện tốt kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi. Đạt chuẩn phổ cập GDMNTNT năm 2016
-Đạt chuẩn đơn vị văn hóa năm 2016
-Đạt tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
- 100% các nhóm, lớp tổ chức bán trú; 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ, được đánh giá sự phát triển qua chỉ số cân nặng và chiều cao. Tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân, trẻ thấp còi giảm so với đầu năm.
          - Giáo viên linh hoạt, sáng tạo và đề ra các phương pháp dạy trẻ đạt hiệu quả cao hơn năm trước, giáo viên biết tận dụng các loại nguyên phế liệu để làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ hoạt động, biết áp dụng các phương pháp tích cực để đưa vào các hoạt động một cách phù hợp, đa số trẻ nhanh nhẹn, tích cực trong các hoạt động, kỹ năng thành thạo hơn;
         - Công tác tự làm đồ dùng dạy học, hầu hết giáo viên các nhóm, lớp đều hưởng ứng tốt phong trào làm đồ dùng dạy học. Giáo viên đã tìm tòi, tham khảo, nghiên cứu, sáng tạo các mẫu, nguyên liệu phù hợp để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ với hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ. Đặc biệt chú trọng những đồ dùng mang tính phát triển tốt về vận động cho trẻ.  Các nhóm, lớp đã đưa vào thực hiện trong các hoạt động dạy học, vui chơi của trẻ đạt hiệu quả.
 - Các thành tích so với năm học trước có những chuyển biến nhất định :
          +Đạt giải nhất cấp huyện bóng chuyền nữ, kết hợp xã tham gia,;  hội thi “ Tiếng hát giáo viên” đạt giải nhì (múa), tham gia cắm trại ngành GD tổ chức mừng ngày Nhà giáo Viêt Nam 20/11; hội thi “ Triển lảm đồ dùng đồ chơi” đạt giải nhất cấp huyện và giải khuyến kích cấp tỉnh; hội thi “ Giáo viên giỏi- cấp dưỡng giỏi” giải thưởng Võ Minh Đức đạt vòng chung kết cấp tỉnh ( chờ kết quả vòng chung kết)
+Phong trào viết và áp dụng SKKN. Kết quả đạt cấp huyện gồm: 2 B SKKN
( CBQL); 1 B (GV); 1 C ( GV)  - Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn 60% ( 6/10GV), và 04 giáo viên còn lại đang theo học ĐHMN
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần, không xảy ra dịch bệnh, tai nạn thương tích và ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
           - 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/1 năm theo quy định
- Hưởng ứng tốt các cuộc vận động do công đoàn ngành và địa phương phát động.
II. NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ
           - Đội ngũ giáo viên của nhà trường trong các năm qua thường xuyên thay đổi, luân chuyển giáo viên mới, nên việc tạo nền móng trong chuyên môn, mặt bằng chung trong chuyên môn không đồng đều, nên ít nhiều gây khó khăn cho việc tạo nguồn phát triển.
        -Trường nằm trong vùng đất thấp nên bị ngập nước khi mùa mưa đến, gây khó khăn cho việc đưa đón trẻ đến lớp và ảnh hưởng môi trường.
        -CSVC còn nhiều khó khăn, đường điện rất yếu
* Ý kiến đề xuất:
          Phòng GD&ĐT xét duyệt đề nghị sửa chữa của đơn vị, những CSVC đã xuống cấp, để kịp thời khắc phục khó khăn chuẩn bị cho năm học mới
          Trên đây là báo cáo tổng kết năm học 2015-2016 của đơn vị trường Mẫu Giáo An Lập./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT.
 
HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
 Một số hình ảnh minh họa cho lễ tổng kết
 
 
Bài múa lớp chồi trong Lễ tổng kết

 
 
 
Bài múa lớp lá

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

Bánh mì chả lụa dưa leo rau sống,
 Sữa netsure grow IQ plus

Bữa trưa:

Cơm 
Luộc: Cải thìa luộc
Mặn: Cá diêu hồng số chua ngọt
Canh: Canh bí đỏ thịt heo nấm rơm 

Bữa xế:

Hủ tíu bò kho 

Bữa chiều:

Sữa chua (yaourt) 

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây