Giáo Dục Trí Tuệ Cho Trẻ Mầm Non

Thứ hai - 06/03/2023 12:41
Giáo Dục Trí Tuệ Cho Trẻ Mầm Non

Giáo Dục Trí Tuệ Cho Trẻ Mầm Non


Giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non
 

Trẻ nhỏ cần được phát triển toàn diện về mặt thể chất và tinh thần. Quá trình giáo dục thể chất cho trẻ phải luôn đi kèm giáo dục trí tuệ. Khi được giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non, trẻ nhỏ sẽ dễ dàng vượt qua các tình huống khó khăn. 

Giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non

Giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non là cách trang bị và phát triển có kỹ năng cảm xúc ở trẻ. Nhằm giúp trẻ có thể điều khiển cảm xúc, thể hiện cảm xúc đúng đắn trong các trường hợp khác nhau. 

Việc giáo dục trí tuệ ở trẻ mầm non sẽ xây dựng được các mối quan hệ tốt, tăng thêm năng lượng tích cực trong đời sống. Việc giáo dục trí tuệ cho trẻ có thể được giảng dạy ngay từ khi trẻ vào học mầm non.

Những kỹ năng cần biết trong giáo dục trí tuệ cảm xúc

Trong giáo dục cảm xúc, thường hướng đến 3 kỹ năng chính:

Kỹ năng tự nhận thức

Nhận thức của trẻ được hình thành từ khi trí não bắt đầu phát triển. Trẻ có khả năng nhận biết chính bản thân và người đối diện. Biết chia sẻ, an ủi và tham gia hoạt động cùng mọi người xung quanh.

Với các trẻ có tư duy tốt hơn, khả năng nhận biết vấn đề và hành động mình có thể làm được hay không. Nắm bắt được các điểm mạnh – yếu, xác định nhu cầu cần được đáp ứng của bản thân.

Kỹ năng kiểm soát bản thân

Từ lúc 3 tuổi, trẻ đã có thể tự thực hiện một số công việc chăm sóc bản thân. Kiểm soát được các nhu cầu cần thiết như tự ăn uống, tự đi vệ sinh,… Ngoài ra, trẻ sẽ được giảng dạy cách kiềm chế bản thân, kiểm soát cảm xúc. 

Kỹ năng giao tiếp xã hội

Trẻ mầm non có vốn từ ngữ khá hạn hẹp, khả năng giao tiếp còn yếu kém. Trẻ nhỏ cần được rèn luyện kỹ năng tiếp, mở rộng vốn từ ngữ của bản thân. 

Giao tiếp xã hội ở trẻ mầm non còn được đánh giá ở phương diện biết lắng nghe, nhìn nhận quan điểm vấn đề.

Nội dung giáo dục trí tuệ trẻ mầm non

Lứa tuổi mầm non sẽ được giảng dạy nhận thức cơ bản về xã hội và vật dụng xung quanh. Giáo viên thực hiện giảng dạy nội dung và lối tư duy tích cực cho trẻ mầm non. 

– Tìm hiểu sơ đẳng về các vật dụng gia đình và xung quanh trẻ. Trẻ được tham gia tìm hiểu tên gọi, tính năng, cách thức sử dụng của các vật dụng. Ví dụ như: nồi cơm để nấu cơm, cái ghế để nồi,…

– Tìm hiểu về thế giới động vật và con vật, nhận biết được những loại nào gây nguy hiểm. Trẻ còn được học cách gọi tên, đặc điểm và cách chăm sóc động vật và thực vật.

– Tìm hiểu về các hiện tượng thời tiết trong tự nhiên như nắng, mưa, bão,… Kèm theo đó, trẻ được giảng dạy cách bảo vệ bản thân trước các tác động thời tiết.

 

Tác giả: Mầm Non An Lập, Đặng Hồng Hạnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

Bún cá viên viên rau giá,
 Sữa netsure grow IQ plus

Bữa trưa:

Cơm 
Xào: Bắp cải xào
Mặn: Trứng chiên thịt heo nấm mèo
Canh: Canh chua cá rau quả 

Bữa xế:

Cháo lươn - cá lóc khoai môn nấm

Bữa chiều:

Dưa hấu

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây