Giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu của đất nước. Giáo dục có phát triển thì đất nước mới phát triển. Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân và bậc học Mầm non luôn được ví như “nền móng” cho một ngôi nhà, ngôi nhà đó có bền vững hay không thì còn phải phụ thuộc vào cái nền móng ban đầu. Chính vì vậy giáo dục Mầm non đang được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm trong nhiều năm gần đây.
Mầm non là môi trường giáo dục đầu tiên mà các con được tiếp xúc được trải qua, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công trong học tập của mỗi đứa trẻ. Chúng ta ai ai cũng biết tới câu nói: “Trẻ em như tờ giấy trăng, người lớn muốn vẽ gì lên đó thì vẽ” và chúng ta những người cô, người mẹ như những nhà giáo dục đang “ươm mầm” cho những ước mơ xanh. Muốn cho những mầm non ấy vươn cao, vươn thẳng thì ngay từ ban đầu chúng ta đã phải có những định hướng rõ ràng, cụ thể.
Việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã được Trường Mầm non An Lập thực hiện trong nhiều năm qua, Sở GD& ĐT Bình Dương, Phòng GD&ĐT huyện Dầu Tiếng đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non trong huyện thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm". Để thực hiện tốt chuyên đề này Ban Giám hiệu nhà trường đã có kế hoạch cụ thể hóa triển khai tới giáo viên trong trường thực hiện trong từng năm học. Theo đó, mỗi giáo viên trong nhà trường cần tổ chức đổi mới các hoạt động giáo dục theo hướng "lấy trẻ làm trung tâm" để nâng cao chất lượng Chương trình giáo dục Mầm non, thực hiện có hiệu quả trong việc đổi mới chăm sóc giáo dục, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, trẻ có nhiều cơ hội được “Học mà chơi, chơi bằng học” giúp trẻ được vui chơi thoải mái và tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng mà không gò bó áp đặt trẻ; giáo viên phải có những hiểu biết về trẻ: sở thích, nhu cầu, mong muốn, khả năng của trẻ để từ đó tạo ra môi trường giáo dục vui tươi, tạo ra những trải nghiệm thúc đẩy sự tìm tòi ham hiểu biết của trẻ. Cho trẻ quyền được lựa chọn hoạt động, khuyến khích sự sáng tạo của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm dưới nhiều hình thức đa dạng phong phú, khám phá tìm tòi rồi cùng bàn bạc với bạn chơi theo nhóm một cách sôi nổi có hiệu quả.
Nhà trường còn tổ chức tốt các ngày lễ hội trong năm dưới nhiều hình thức như ngày hội đến trường của bé, bé vui đón tết trung thu, ngày tết cổ truyền, ngày bé yêu thể thao, bé được tham gia vào các trò chơi dân gian, trẻ còn từ đôi bàn tay khéo léo của mình làm ra những sản phẩm mà trẻ thích trẻ được làm bánh giúp mẹ, giúp cô trong ngày 8/3
Qua những trò chơi, trẻ hào hứng vui chơi một cách thoải mái hơn, trẻ còn hiếu biết về những kĩ năng xung quanh cuộc sống, những kĩ năng cơ bản kĩ năng lao động, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự chăm sóc bản thân, kĩ năng biết giúp đỡ mọi người từ đó giáo viên cần làm tốt những công tác tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ trẻ để giúp trẻ có những kiến thức cơ bản mà trẻ được làm tự lập trong cuộc sống hàng ngày.
Giáo viên luôn tạo cơ hội cho trẻ được tham gia các hoạt động luôn là người gợi mở, dẫn dắt trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm có hiêụ quả. Từ bước đầu xây dựng kế hoạch giáo dục đến khi tổ chức thực hiện, mỗi giáo viên đều lấy trẻ làm trung tâm trong tất cả các hoạt động. Bên cạnh đó, nhà trường thực hiện tốt công tác phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc thực hiện chuyên đề "Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" phù hợp với địa phương.
Nhà trường tuyên truyền tới các bậc phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh, các ngày lễ hội…. cùng phối hợp với nhà trường xây dượng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Huy động sự hỗ trợ đóng góp của phụ huynh về nguyên vật liệu các đồ dùng qua sử dụng, kinh phí phục vụ cho chuyên đề. Tuyên truyền các bậc phụ huynh thông qua hệ thống bảng tuyên truyền của trường và của lớp.
Ngoài ra nhà trường còn tập huấn bồi dưỡng các chuyên đề trọng tâm trong năm học để nâng cao chất lượng trong giảng dạy, tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm, nhân điển hình, từ đó Ban Giám hiệu định hướng cho giáo cần phải chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ nhỏ và giúp đỡ trẻ hoàn thiện các kỹ năng biết chăm sóc bản thân như: biết ăn uống sạch sẽ, gọn gàng không để rơi vãi khi ăn, không nói chuyện khi đang ăn, biết các bước rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết chào hỏi lễ phép.
Thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ nhà trường luôn chú trọng công tác huy động trẻ em ra lớp, 100% các cháu được ăn bán trú đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chế độ dinh dưỡng, cân đối định lượng các chất đúng quy định Bên cạnh đó, nhà trường huy động xã hội hóa giáo dục. giáo viên cần chú trọng đến việc trang trí môi trường trong và ngoài lớp học, tôn tạo sân vườn… tạo cảnh quan môi trường.
Nhà trường đã triển khai tới tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên cùng chung tay xây dựng môi trường, tạo cảnh quan nhà trường sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn tạo không gian rộng rãi, thoáng tạo cơ hội cho trẻ được tham gia hoạt động và trải nghiệm đạt hiệu quả cao trong công tác trang trí nhóm lớp theo đúng chủ đề, có đầy đủ các góc hoạt động và được trang trí tạo môi trường theo hướng mở lấy trẻ làm trung tâm, các góc chơi có nhiều đồ chơi tự tạo, đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu. Trẻ có thể thoải mái hoạt động tự tay lấy, tháo lắp đồ dùng trên các góc chơi.
Với sự đầu tư, sáng tạo của các cô giáo, những góc phân vai hấp dẫn về mầu sắc và phong phú về những nhóm thực phẩm, siêu thị của bé, những bộ đồ dùng tự tạo về rau, củ, quả, trang phụ của bé…được bày gọn gàng trên rổ trên móc tường rất thuận tiện cho trẻ lấy cất khi hoạt động và những đồ dùng, đồ chơi đặc biệt đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Hưởng ứng phong trào thi đua trong nhà trường hàng năm được, phụ huynh các nhóm lớp đã ủng hộ chậu hoa, cây cảnh đa dạng về chủng loại, mầu sắc để cùng xây dựng góc thiên nhiên cho trẻ. Tạo điều kiện cho trẻ có nhiều cơ hội khám phá, trải nghiệm và thực hành kỹ năng sống. Trẻ được trực tiếp chăm sóc cây xanh, cây hoa, hoạt động lau lá cây hàng ngày góp phần hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu lao động và ý thức bảo vệ môi trường sống.
Hình ảnh cô và trẻ trường Mầm Non An Lập với hoạt động ngoài trời
Để hiểu thêm được công việc của người lao động trong cuộc sống hàng ngày mà người nông dân phải lao động cần mẫn mới làm ra được thực phẩm để nuôi sống con người vì thế nhà trường tăng cường cho giáo viên và học sinh trồng rau, chăm sóc để có vườn rau sạch cho trẻ và trẻ cũng thích thú được tham gia làm cùng cô.Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là phương tiện, điều kiện giúp trẻ phát triển toàn diện, giúp trẻ " Học bằng chơi, chơi mà học" trong trường mầm non.
Tuy nhà trường còn nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Huyện Dầu Tiếng, sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xã An Lập, sự đoàn kết của cán bộ giáo viên nhà trường và sự giúp đỡ của phụ huynh học sinh nhà trường đã xây dựng được môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện./.
Tác giả: Mầm Non An Lập, Đỗ Thị Kim Thúy
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Phở bò rau giá nấm rơm,
Sữa netsure grow IQ plus
Cơm
Luộc: Súp lơ trắng luộc
Mặn: Thịt heo kho tam sắc
Canh: Canh cải bẹ xanh cá thác lác nấm bào ngư
ún chả cá rau muống thơm cà chua
Bữa chiều:Sữa chua (yaourt)
Văn bản mới
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.
Ngày ban hành: 02/04/2024
Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS
Ngày ban hành: 12/06/2024
Thăm dò ý kiến