Bạn đã bao giờ thắc mắc, tại sao ngày Tết cổ truyền của người dân Việt Nam bao đời này đều không thể thiếu những chiếc bánh chưng vuông trên bàn thờ để cúng ông bà tổ chiên chưa? Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu ý nghĩa bánh chưng trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt.
Trước khi đi tìm hiểu ý nghĩa bánh chưng trong ngày Tết của người dân Việt là gì, thì chúng ta cần biết được nguồn gốc ra đời của nó. Bánh chưng không những là món ăn ngon, mà còn là một nét đẹp truyền thống bao đời nay của người Việt Nam.
Bánh chưng là món ăn đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của người Việt
Mỗi khi Tết đến xuân về, dù có đi ngược về xuôi thì ngày Tết trong gia đình không bao giờ thiếu cặp bánh chưng xanh trong mâm cỗ.
Theo truyền thuyết kể lại, bánh chưng được ra đời cùng bánh dày từ thời vua Hùng Vương thứ 6. Sau khi phá xong giặc n, vua Hùng muốn truyền ngôi lại cho con, nhân dịp đầu xuân năm mới, ông đã mời tất cả các con đến và tuyên bố rằng nếu vị hoàng tử nào tìm được món ăn ngon lành, bổ dưỡng để đem cúng dâng tổ tiên thì ông sẽ truyền ngôi lại cho.
Các vị hoàng tử đua nhau đi tìm kiếm những vật ngon của lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Liêu, tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm nên không có người vẽ chỉ cho cách bày trí sắp xếp nên rất lo lắng không biết làm gì.
Rồi một ngày, Lang Liêu bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo rằng mọi vật trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo, thức ăn nuôi dưỡng con người và chàng nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và vuông để tượng trưng Trời Đất, lấy lá bọc ngoài, đặt nhân bên trong để làm ruột tượng hình cha mẹ sinh thành.
Lang Liêu tỉnh giác, liền cùng vợ làm ngày những gì Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn ba rọi dày, tươi. Đến đúng ngày hẹn, các chàng hoàng từ mang đến trước mặt mua cha rất nhiều của ngon vật quý, sơn hào hải vị.
Bánh chưng đẹp làm từ gạo nếp, đỗ xanh và thịt heo
Tuy nhiên, vua Hùng ngạc nhiên với món bánh màu xanh và trắng, ông đẹp nếm thử bánh và thấy ngon, bèn truyền lại ngôi cho Lang Liêu, tức đời vua Hùng thứ 7. Và từ đó, cứ đến Tết nguyên Đán dân gian lại bắt đầu làm những chiếc bánh chưng, bánh dày để dâng lên cúng ông bà tổ tiên, đất trời sau một vụ mùa bội thu.
Có thể nói, bánh chưng trong tâm thức người Việt Nam là món bánh truyền thống thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, là món bánh cảm giác của sự sum họp gia đình đầu năm. Những chiếc bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng cho Trái Đất. Bánh chưng âm dành cho Mẹ, bánh dày dành cho Cha, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn công lao sinh thành dưỡng dục bao la của cha mẹ.
Ý nghĩa bánh chưng còn được ví như linh hồn của ngày Tết. Được gói ghém trong những chiếc lá dong xanh, với nhân đậu xanh, thịt lợn. Với nguyên liệu là những hạt gạo nếp căng tròn thể hiện nền văn minh lúa nước của dân tộc ta. Nó còn thể hiện sự biết ơn với đất trời cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống người dân ấm no, thể hiện sự an cư lạc nghiệp: nhân đỗ vàng, thịt mỡ với hình ảnh màu mỡ của những cánh đồng quê hương đang vào vụ.
Bánh chưng phải được gói với lá dong, buộc 4 hoặc 6 lạt và phải gói vuông vắn, chặt tay, không cần ép. Khi luộc bánh, bánh sẽ có màu xanh đẹp của lá dong, có độ dẻo ngọt của gạo nếp, thơm béo ngậy của đỗ và thịt lợn.
Vào mỗi tối 30 Tết, mọi gia đình sẽ chọn ra những cặp bánh chưng thơm ngon, đẹp nhất đặt lên bàn thờ tổ tiên để thể hiện chữ hiếu đạo làm con cháu. Không những được dùng để bày cúng tổ tiên, mà bánh chưng còn được làm món quà mang đi biếu Tết những người lớn tuổi trong dòng họ.
Bánh chưng được sử dụng để làm quà biếu Tết cho người thân, họ hàng
Ngoài ý nghĩa bánh chưng về mặt đạo lý, nét đẹp trong văn hóa người dân Việt Nam, bánh chưng còn có ý nghĩa rất lớn về mặt dinh dưỡng. Với những nguyên liệu vô cùng bổ dưỡng như gạo nếp, đỗ xanh, thịt heo, bánh chưng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Không những thế, đỗ xanh chứa chất thanh nhiệt giải độc làm giảm các hiện tượng sưng tấy, nên bánh chưng được xem là một thực phẩm rất tốt cho gan.
Bánh chưng đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa truyền thống bao đời nay của người dân Việt. Với những ý nghĩa bánh chưng, người dân ngày càng tự hào về nét đẹp này trong mắt bạn bè quốc tế. Hy vọng rằng, với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, tất cả mọi người chúng ta cần biết chung tay gìn giữ và lưu truyền phong tục tốt đẹp này.
Tác giả: Mầm Non An Lập, Lê Thị Kim Yến
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Mì quảng thịt heo,
Sữa netsure grow IQ plus
Cơm
Luộc: Cà rốt, súp lơ luộc
Mặn: Cá ngừ kho cà
Canh: Canh rong biển thịt heo nấm
Hủ tíu thịt bò rau củ giá hẹ
Bữa chiều:Sữa chua (yaourt)
Văn bản mới
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.
Ngày ban hành: 02/04/2024
Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS
Ngày ban hành: 12/06/2024
Thăm dò ý kiến