BÀI VIẾT TUYÊN TRUYỀN "Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm"

Thứ năm - 21/05/2020 15:39
“Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với nhà trường để trẻ có thể tham gia vào tất cả các hoạt động như hoạt động học, hoạt động vui chơi một cách chủ động
BÀI VIẾT TUYÊN TRUYỀN "Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm"
BÀI VIẾT TUYÊN TRUYỀN
"Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm"

          Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người, là tiền đề của sự phát triển sau này của trẻ. Nếu trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường giáo dục tốt thì sau này trẻ sẽ trở thành những công dân có ích trong xã hội. Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã được lãnh đạo Đảng, nhà nước và các cấp hết sức quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng nhằm giáo dục cho các cháu có sự phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ.
          Việc "Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" trong giáo dục mầm non là không thể thiếu. Vì đây là môi trường giáo dục đầu tiên mà các con được tiếp xúc. Để làm được tốt điều này trường mầm non An Lập là năm học thứ 4 thực hiện chuyên đề và tổ chức cuộc thi "Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm"
Trường mầm non An Lập nằm trên địa bàn Xã An Lập, trực thuộc Ấp Bàu Khai, xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Cách huyện Dầu Tiếng khoảng 25 km. Trường được thành lập vào ngày 31/01/2007 trong diện xóa trắng xã vùng khó khăn, lấy tên là trường mẫu giáo An Lập. Cũng vào năm này, trường đi vào hoạt động bán trú đúng theo điều lệ trường Mầm non. Đến tháng 5/ 2016 trường mẫu giáo An Lập tiếp nhận trường Mầm non An Lập của công ty cao su Dầu Tiếng và sáp nhập hai trường lại, được đổi tên là Mầm Non An Lập.
Năm học 2019-2020, trường có 08 nhóm lớp, với tổng số trẻ là: 250 trẻ, trong đó có 07 lớp mẫu giáo, 1 nhóm trẻ 24 - 36 tháng. Tất cả các nhóm, lớp đều được trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, tạo cho trẻ điều kiện học tập tốt nhất, trẻ được khám phá và trải nghiệm thế giới tuổi thơ, giúp trẻ phát triển tối đa khả năng tư duy, kỹ năng giao tiếp và tính sáng tạo…. Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên là 29 người, đội ngũ giáo viên có trình độ, có kinh nghiệm trong giảng dạy, thật sự tâm huyết với nghề, luôn yêu thương, quý mến trẻ.
          Để tạo được môi trường giáo dục tốt, ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch, giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm các lớp, lồng ghép qua các cuộc họp chuyên môn các nội dung để giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động. Dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, các cán bộ giáo viên, công nhân viên đã đoàn kết chung tay cùng nhau thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động và vui chơi hàng ngày.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổng hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Do vậy, khi xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ, nhà trường đã chú trọng và đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Về cơ sở vật chất:
          Môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế của từng lớp, của trường và của địa phương.
           Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, phong phú.
Các góc hoạt động trong và ngoài nhóm, lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm. Đối với 1 số góc chơi với lớp đông trẻ thì sử dụng không gian bên ngoài như góc thiên nhiên, góc vận động mà không ảnh hưởng đến góc khác.
Khuyến khích trẻ và đảm bảo cho tất cả các trẻ đều được tham gia hoạt động, khám phá giúp trẻ phát triển toàn diện.
          Tạo điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.
+ Trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi.
            Nhà trường xây dựng kế hoạch sửa chữa, mua sắm bà đầu tư một số trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho chuyên đề.
           Phát động giáo viên và phụ huynh tích cực tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương và các nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi sử dụng cho các hoạt động của trẻ.
+ Tài liệu thực hiện.
           Nhà trường triển khai các văn bản chỉ đạo của các cấp về nội dung “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm"
           Cung cấp các tài liệu sách báo, băng đĩa có nội dung về giáo dục “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm"
           Hàng tháng có các bài tuyên truyền có ảnh trên bảng tin của nhà trường để các bậc phụ huynh tiện theo dõi.
        Tận dụng các nguồn kinh phí để bố trí, chia các khu vực, lựa chọn các khu vực xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và tạo cho trẻ môi trường hoạt động.
          Tại khu vực sân chơi: Nhà trường xây dựng và bố trí các khu vực chơi hợp lý và thuận tiện cho trẻ hoạt động: :            
  


                  Hình ảnh một số khu vực chơi trong khuôn viên trường
 Quy hoạch khu vườn cây ăn trái, trẻ vừa chăm sóc, vừa được quan sát, trải nghiệm                                                 

Khu vực bé cùng cô trồng cây và chăm sóc cây cối, khu trồng hoa, trồng cây cảnh, vườn rau sạch, vườn thuốc nam với các hoạt động bé cùng cô chăm sóc:




                            Hình ảnh trẻ cùng chăm sóc vườn cây thuốc nam, vườn rau.

Với những màu sắc sinh động, những con vật ngộ nghĩnh... Môi trường giáo dục có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ. 


 














        Hình ảnh các con vật ngộ nghĩnh trong khuôn viên trường

Môi trường trong lớp: Các lớp đều được bố trí sắp đặt các góc chơi luôn đảm bảo phát huy tính tích cực và sáng tạo của trẻ. Giáo viên tận dụng các nguyên liệu như chai nhựa, bìa cứng, len vụn, vải, hạt đậu,... Thiết kế các góc chơi phù hợp diện tích lớp với độ tuổi, có nhiều nguyên liệu cho trẻ được tham gia hoạt động trải nghiệm.
            Trang trí: Vừa tầm mắt trẻ (không quá cao hoặc quá thấp), các góc mở: Có sản phẩm của cô và của trẻ, phong phú về thể loại như vẽ, nặn, xé dán, cắt dán từ các nguyên vật liệu khác nhau, có sản phẩm của phụ huynh cùng phối hợp. Về màu sắc: màu sắc hài hòa, tranh ảnh, sinh động, ngộ nghĩnh. 
Giáo viên luôn tạo cơ hội cho trẻ được tham gia các hoạt động luôn là người gợi mở, dẫn dắt trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm có hiêụ quả. Từ bước đầu xây dựng kế hoạch giáo dục đến khi tổ chức thực hiện, mỗi giáo viên đều lấy trẻ làm trung tâm trong tất cả các hoạt động.




                                                    Hình ảnh một số góc của lớp
Bên cạnh đó, nhà trường thực hiện tốt công tác phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc thực hiện chuyên đề "Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" phù hợp với địa phương.
            Nhà trường tuyên truyền tới các bậc phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh, các ngày lễ hội…. cùng phối hợp với nhà trường xây dượng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Huy động sự hỗ trợ đóng góp của phụ huynh về nguyên vật liệu các đồ dùng qua sử dụng, kinh phí phục vụ cho chuyên đề. Tuyên truyền các bậc phụ huynh thông qua hệ thống bảng tuyên truyền của trường và của lớp.


                                           Hình ảnh buổi họp phụ huynh học sinh

Sau 5 năm thực hiện chuyên đề và tổ chức cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm|” giúp trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, làm việc theo nhóm để được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý kiến của mình; biết suy nghĩ và sáng tạo, vận dụng vào thực tế cuộc sống nhằm giải quyết các tình huống mà trẻ thường gặp. Từ đó, trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động, tư duy, sáng tạo, thích thú tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp.
            Trong năm học 2019 - 2020 việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với nhà trường để trẻ có thể tham gia vào tất cả các hoạt động như hoạt động học, hoạt động vui chơi một cách chủ động. Chính vì vậy trường mầm non An Lập luôn cố gắng phấn đấu và duy trì thực hiện xuyên suốt và nhận được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh học sinh và lãnh đạo các cấp để nhà trường ngày càng đạt thành tích cao hơn nữa.

                                                               
                                                                             PHÓ HIỆU TRƯỞNG

                                                                                    Lê Thị Duyên

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

Bún cá viên viên rau giá,
 Sữa netsure grow IQ plus

Bữa trưa:

Cơm 
Xào: Bắp cải xào
Mặn: Trứng chiên thịt heo nấm mèo
Canh: Canh chua cá rau quả 

Bữa xế:

Cháo lươn - cá lóc khoai môn nấm

Bữa chiều:

Dưa hấu

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây