Dạy Trẻ Tính Tự Lập Và Kỹ Năng Tự Phục Vụ

Thứ sáu - 28/10/2022 11:02
Hoạt Động Học Của Trẻ
Hoạt Động Học Của Trẻ
NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN 
“DẠY TRẺ TÍNH TỰ LẬP VÀ KỸ NĂNG LAO ĐỘNG TỰ PHỤC VỤ
           1/   Tính tự lập: Đây là một trong những tính cách cơ bản, đóng vai trò quan trọng giúp trẻ khi trưởng thành có thể bản lĩnh hơn, tự tin hơn, vững vàng hơn, thành công hơn trong cuộc sống và đặc biệt là trẻ có thể tự lo cho mình thật tốt dù không có bố mẹ bên cạnh hay gặp bất kỳ tính huống khó khăn nào. Việc rèn luyện kĩ năng sống tự phục vụ bản thân ngay từ nhỏ là vô cùng cần thiết đối với trẻ mầm non. Nếu các con không có kĩ năng tự phục vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại.
       Tách trẻ ra khỏi mẹ dần dần: Cha mẹ có thể dạy trẻ tự lập ngay từ lúc mới sinh ra bằng cách tách dần con ra khỏi mẹ.  Hãy tách trẻ ra khỏi mẹ dần dần ngày từ khi 5-6 tháng tuổi bằng cách buổi tối nên để trẻ ngủ riêng, việc làm này không chỉ giúp trẻ sớm có tính tự lập mà còn tốt cho sức khỏe của trẻ.
       Phân công công việc cho từng thành viên: Trong gia đình nên phân công công việc cho từng thành viên để trẻ hiểu rằng mỗi người đều có trách nhiệm với công việc và hình thành thói quen làm việc, tính tự lập từ sớm.
       Hướng dẫn trẻ tự làm những việc vừa sức: Hàng ngày, hàng giờ các bậc phụ huynh cần tận dụng thời gian rảnh để dạy trẻ tính tự lập bằng cách hướng dẫn trẻ tự làm những việc vừa sức mình, lúc đầu bé có thể phá hư, làm hỏng,… trẻ đừng vội la mắng mà hãy hướng dẫn cho trẻ cách làm đúng để dần dần trẻ có thể tự làm. Hãy hướng dẫn con làm những công việc trong khả năng của bản thân mình chứ tuyệt nhiên cha mẹ không được làm giúp. Bước đầu cha mẹ hướng dẫn con tự làm các công việc cá nhân: gấp chăn màn, gấp quần áo… dần dần là giúp bố mẹ: dọn dẹp nhà cửa, trông em…
       Khen ngợi, động viên trẻ: Việc khen ngợi cần được xem như hành động công nhận trẻ đã hoàn thành công việc nào đó, cho dù chúng chỉ hoàn thành ở mức sơ sài nhất, đơn giản nhất. Hãy đưa ra nhận xét tích cực sau mỗi việc mà trẻ đã làm, hạn chế việc dùng những từ khen ngợi quá đáng cho một hành động đơn giản sẽ làm phản tác dụng. Có thể động viên trẻ bằng các phần thưởng vật chất như con tự ăn cơm mẹ sẽ cho đi công viên, tự đi dép mẹ sẽ cho đi siêu thị chơi, và đặc biệt không nên khuyến khích trẻ bằng tiền vì làm cho trẻ hiểu không đầy đủ về giá trị của lao động.
Luôn bên cạnh trẻ nhưng hạn chế sự trợ giúp: Giao cho trẻ bất cứ nhiệm vụ nào cha mẹ cũng đừng bỏ buông hay giám sát chặt quá mà hãy ở bên cạnh để giúp đỡ khi trẻ cần. Nếu trẻ thực hiện công việc một cách chậm chạp, lộn xộn mà cha mẹ xắn tay làm giúp luôn là đã thất bại. Chỉ hướng dẫn cho con chứ đừng làm hộ con. Mỗi đứa trẻ có một tính cách khác nhau nên khi dạy trẻ tự lập, cần có sự linh động, hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao.            
        2/ Kỹ năng lao động tự phục vụ: Tự phục vụ là những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh. Tập những kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, dạy trẻ càng sớm càng tốt, từng bước hình thành nhân cách sống cho trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được đưa lên hàng đầu.
Nếu các con không có kỹ năng tự phục vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại. Vào độ tuổi mẫu giáo, trẻ học hỏi rất nhanh và thường hiếu động với mọi thứ xung quanh. Vì thế, cách giáo dục trẻ ở trường là không bao giờ đủ nếu không có sự phối hợp với gia đình trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Khi con trẻ biết tự phục vụ và chăm sóc bản thân, trẻ có thể dễ dàng thích nghi với môi trường sống xung quanh ngay cả khi không có bố mẹ chăm sóc.                                                  
Ở độ tuổi mẫu giáo, các bé hoàn toàn có thể làm những việc nhỏ như tự biết ăn, biết ngủ, tự đi vệ sinh, dọn dẹp chăn gối, tự biết thay quần áo, tự biết cho quần áo bẩn vào máy giặt và giúp đỡ mọi người trong gia đình. Nên gia đình cần có cách giáo dục con cái cho phù hợp.
Bố mẹ cũng có thể dạy trẻ quét nhà, lau nhà, tưới cây hay trông em, hay giúp dọn chén dĩa sau mỗi bữa cơm... Khi giao cho trẻ một công việc, trẻ sẽ thấy mình là người quan trọng trong gia đình và có trách nhiệm thực hiện công việc một cách tốt hơn.
Khi trẻ còn chưa quen dần với công việc và thao tác còn chậm hay lóng ngóng, bố mẹ nên giáo dục trẻ bằng cách động viên, khuyến khích để bé làm tốt hơn những lần sau, không nên làm giúp bé. 
Phụ huynh nên tránh làm thay trẻ, phải phân công công việc cụ thể cho bé và các thành viên khác ở nhà cũng như ở trường, đồng thời giải thích cho bé việc đó để bé hiểu rằng mỗi người đều có trách nhiệm với công việc và hình thành thói quen làm việc. Cần tập và lặp đi lặp lại để trẻ hình thành thói quen. Tránh làm thay trẻ.

Lời Khuyên Cho Phụ Huynh Trong cách dạy trẻ tính tự lập và kỹ năng lao động tự phục vụ: 

Bố mẹ nên là một tấm gương khi áp dụng các cách giáo dục con cái với các kỹ năng sống cần thiết cho trẻnghĩa là phải có tinh thần tự lập cao và luôn sắp xếp nhà cửa một cách gọn gàng, ngăn nắp. Khi trẻ đang làm công việc được giao, bố mẹ cũng nên làm công việc của mình, để trẻ có cảm giác “công bằng” và mỗi người trong gia đình đều có vai trò quan trọng như nhau.

         Bên cạnh đó, khi trẻ mắc lỗi hay lười biếng trong quá trình rèn luyện kỹ năng sống, bố mẹ chỉ nên động viên, khuyên bảo và uốn nắn cho trẻ bằng những lời nhẹ nhàng. Không nên để trẻ có tâm lý tiêu cực khi còn nhỏ. Ngược lại, nên khuyến khích và khen thưởng với những thành quả của bé, để bé biết hài lòng và yêu thích những công việc được giao. 
         Giáo dục trẻ em và rèn luyện kỹ năng sống tự lập, kỹ năng tự phục vụ bản thân không chỉ được thực hiện trong nhà trường mà còn rất cần thiết khi ở gia đình. Mục tiêu quan trọng nhất vẫn là làm sao để trẻ trở thành người độc lập, tự chủ trong cuộc sống và trong mọi tình huống.
Bố mẹ hãy yêu con đúng cách bằng cách trang bị cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết cho tương lai!
                                                                                                                                                                                                                                                        (Nguồn: Sưu tầm) 
 

Tác giả: Mầm Non An Lập, Lê Thị Duyên

Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây