Dạy Trẻ Tính Kỷ Luật

Thứ sáu - 28/10/2022 10:50
Cùng Cô Tập Thể Dục
Cùng Cô Tập Thể Dục
NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN "DẠY TRẺ TÍNH KỶ LUẬT”
Kỷ luật không phải là hình thức trừng phạt
Kỷ luật không giống với trừng phạt. Các nghiên cứu chỉ ra các hình phạt về thể chất như đánh, bạt tai hoặc lăng mạ bằng lời nói không có hiệu quả. Những hình phạt đó có thể khiến người lớn đạt kết quả nhanh, nhưng về lâu dài, nó có hại hơn có lợi.
Trừng phạt thân thể dễ làm trẻ mất can đảm và xấu hổ, từ đó giảm lòng tự trọng, thậm chí có thói quen sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề. Vì thế, thay vì trừng phạt để bé cư xử đúng mực, hãy nên dạy con biết hành vi nào được phép, hành vi nào không được phép và lý do tại sao.
Nên nhấn mạnh vào những việc con được phép làm hơn các việc con không được phép. Ví dụ, “con hãy nhặt quần áo trên sàn để mẹ hút bụi” hơn là nói “đừng ném quần áo của con bừa bãi ra sàn nhà nữa”.
Phụ huynh và kỷ luật ở nhà trường
Kỷ luật mà con trẻ học hỏi ở gia đình là nền tảng cơ bản cho hành vi của trẻ ở nhà trường. Kỷ luật ở lớp học mở rộng hơn kỷ luật ở gia đình. Cha mẹ cũng cần biết và ủng hộ các nguyên tắc của nhà trường. Nếu biết con có hành vi không tốt ở trường như chạy ra khỏi lớp, nói chuyện riêng, bạn hãy cùng giáo viên tìm hướng giải quyết.  
Các lời khuyên về dạy con tính kỷ luật
- Làm gương cho con noi theo. Ví dụ, nếu muốn dạy trẻ không sử dụng bạo lực để giải quyết xung đột hay vấn đề nào đó thì đừng trừng phạt thân thể con.
- Thiết lập các giới hạn, nhưng cẩn thận kẻo áp đặt quá nhiều nguyên tắc. Trước khi đưa ra nguyên tắc, hãy tự hỏi: Liệu nguyên tắc đó có cần thiết không? Nó có bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con không? Hay nguyên tắc ấy có bảo vệ được quyền lợi và tài sản của người khác? Nếu quá nhiều nguyên tắc, trẻ rất khó nhớ và bạn cũng không dễ theo đến cùng.
- Tạo nguyên tắc đơn giản và dễ hiểu.
- Cho trẻ tham gia càng nhiều vào quá trình thiết lập nguyên tắc càng tốt. Con trẻ sẽ bớt phá vỡ nguyên tắc hơn bởi chúng cũng được tham gia vào quá trình tạo ra các nguyên tắc.
- Giúp trẻ hiểu nguyên tắc và biết rõ điều gì sẽ xảy ra nếu phá vỡ.  
- Linh động. Một số nguyên tắc phù hợp với bé nhỏ tuổi, nhưng khi lớn, bé cần độc lập hơn. Hoặc mỗi trẻ khác nhau sẽ phản ứng với nguyên tắc khác nhau. Vì vậy, cần linh động khi áp dụng nguyên tắc.
- Rèn luyện tính tự chủ cho con.
- Nói rõ hành vi nào của bé khiến bạn và người khác khó chịu.
- Nhanh chóng hành động khi con có hành vi không mong đợi. Đừng để cho vấn đề leo thang mới ngăn chặn.
- Kiên định. Thống nhất quan điểm về phương pháp giáo dục cùng các thành viên trong gia đình.
- Khuyến khích các hành vi và thành tích tốt để con biết rằng bạn đánh giá cao nỗ lực của bé.
- Tránh tranh giành quyền lực với con. Kỷ luật không phải là một trò chơi có kẻ thắng người thua. Bạn mong đợi sự hợp tác của con và con mong đợi công bằng. Đôi khi, hãy tôn trọng để con có quyền thể hiện sự bất đồng.
- Đưa ra những gợi ý tích cực. Tránh chỉ trích, phê phán vì điều đó khiến trẻ cảm thấy bực bội, giận giữ hoặc giảm lòng tự trọng.
- Khuyến khích trẻ trở thành người độc lập và có tinh thần trách nhiệm.
- Hãy là người hài hước.
- Hãy nói với trẻ rằng bạn yêu chúng biết nhường nào. Khi trẻ cư xử sai, hãy để trẻ biết bạn không thích hành động của con chứ không phải không thích bản thân trẻ.
                                                                                                                                                                                                                                                              Theo Lamchame

 

Tác giả: Mầm Non An Lập, Lê Thị Duyên

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

Bánh canh thịt heo,
 Sữa netsure grow IQ plus

Bữa trưa:

Cơm 
Luộc: Cải thìa luộc
Mặn: Cá diêu hồng kho hành
Canh:  Canh bí xanh thịt heo nấm bào ngư 

Bữa xế:

Bún cá viên cà chua 

Bữa chiều:

Quýt ngọt 

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây