PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẪU GIÁO AN LẬP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
An Lập, ngày 06 tháng 9 năm 2011
NHỮNG QUY ĐỊNH VỆ SINH, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TRƯỜNG
Phần I: ĐỐI VỚI CẤP DƯỠNG
I/ QUI ĐỊNH CHUNG CHO NHÂN VIÊN CẤP DƯỠNG:
1. Mặc đồng phục bảo hộ lao động theo đúng qui định. ( Phải đội nón, đeo khẩu trang, mang dép đúng qui định: Yêu cầu nón phải che hết tóc, khẩu trang phải che kín miệng, mũi.)
2. Không mặc đồ bảo hộ lao động đi ra ngoài.
3. Cấm ăn uống, khạc nhổ, hút thuốc trong khu vực làm việc.
4. Phải cuộn tóc gọn gàng và dùng kẹp để kẹp gọn tóc .
5. Không đeo nữ trang, không sơn móng tay, móng tay phải cắt ngắn.
6. Không được nằm ngủ hay ngồi dưới sàn khi đang mặc đồ bảo hộ.
7. Không làm việc riêng hoặc nghe điện thoại trong khi xắt thái, chế biến và khi chia thức ăn.
8. Thực hiện 6 bước rửa tay theo qui định:
- Làm ướt tay
- Xoa tay và cổ tay bằng xà phòng
- Kỳ tay và cổ tay thật kỹ và liên tục trong 20 giây.
- Rửa dưới và giữa các móng tay, kẽ tay
- Rửa kỹ tay qua nước một lần nữa
- Lau khô tay bằng khăn sạch
9. Phải rửa lại tay khi :
- Tay tiếp xúc với mũi, miệng và các bộ phận khác trên có thể.
- Chuyển từ loại thực phẩm này sang loại thực phẩm khác.
- Tay tiếp xúc sàn hoặc thùng rác.
- Sau giờ nghỉ.
- Sau khi đi vệ sinh.
- Trước khi bắt đầu bất cứ việc gì.
10. Đồng phục và đồ dùng cá nhân sắp xếp ngăn nắp.
11. Mỗi nhân viên tự bảo quản đồ dùng cá nhân của mình.
12. Phải thay dép, tháo khẩu trang, tạp dzề, nón khi đi vệ sinh.
13. Phải rửa tay và lau khô tay sau khi đi vệ sinh bằng khăn sạch.
14. Dụng cụ chứa đựng nguyên liệu, thực phẩm theo qui định ( dùng màu sơn làm ký hiệu cho dụng cụ ).
15. Thực phẩm/hàng hóa khi tiếp phẩm phải đúng theo hóa đơn, đúng qui cách, chủng loại và đúng số lượng,...
16. Đảm bảo nguyên liệu thủy hải sản nhập về đạt mức nhiệt độ t17. Đối với các loại thịt gia súc, gia cầm, trứng… yêu cầu có giấy chứng nhận vệ
sinh an toàn thực phẩm.( Ngoài ra phải biết cảm quan hoặc đo nhiệt độ nếu cần).
18. Kiểm tra kỹ hàng hóa, thực phẩm trước khi tiếp nhận vào bếp nhằm tránh tình trạng hàng không đạt số lượng, chất lượng..,
19. Đối với thực phẩm có bao bì, đóng gói phải kiểm tra hạn sử dụng ngày sản xuất, kiểm tra bao bì có bị thủng, có bị phồng hay rỉ sét.
20. Đối với gia vị phải có nhãn mác và nằm trong danh mục bộ y tế cho phép ( có nguồn gốc rõ ràng, không mua hàng trôi nổi ).
21. Có đầy đủ hóa đơn chứng từ khi giao nhận hàng.
II/ QUY ĐỊNH KHU VỰC KHO:
1. Nhân viên:
- Khi vào kho phải có dép sử dụng đi trong kho để tránh tình trạng nhiễm kho.
- Xếp hàng hóa trong kho đúng quy định, gọn gàng. Trong quá trình xếp dỡ, di chuyển phải nhẹ nhàng tránh va chạm đỗ vỡ.
- Khi xuất nguyên liệu hoặc nhập nguyên liệu không được bỏ nguyên liệu dưới sàn nhà mà phải bỏ trong thau/rổ hoặc đặt trên bàn.
- Có trách nhiệm bảo quản thực phẩm trong kho, nghiêm cấm tồn kho nguyên liệu quá hạn sử dụng.
2. Đối với Kho thực phẩm:
- Vệ sinh sàn nhà mỗi ngày bằng wim lau sàn và vệ sinh kệ để hàng hóa, khung và cánh cửa sổ mỗi tuần 1 lần.
- Hàng hóa phải đặt (để) trong công ( thùng ), kệ … hoặc bàn.
- Dán nhãn chỉ định vị trí của từng loại hàng hóa riêng biệt.
- Thực phẩm khô ( gạo, đường, muối,…) phải đậy (cột) kín nhằm tránh côn trùng xâm nhập và thực phẩm không bị ẩm mốc.
3. Đối với tủ lưu mẫu:
- Phải vệ sinh bằng dung dịch chlorine 100ppm ( ngăn lạnh 02 lần / tuần , ngăn đông 01 lần /tuần ).
- Trong quá trình làm việc, thấy sự bất thường về nhiệt độ trong tủ, báo ngay cho BGH.
- Lưu thực phẩm sống riêng, thực phẩm chín riêng
- Lưu mẫu phải đảm bảo 1 suất ăn