Biện Pháp Cho Trẻ 5-6 Tuồi Làm Quen Với Toán Thông Qua Một Số Hoạt Động Trong Ngày

Biện Pháp Cho Trẻ 5-6 Tuồi Làm Quen Với Toán Thông Qua Một Số Hoạt Động Trong Ngày
 
  1. Đặt vấn đề
Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động làm quen với toán là một trong những hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện một cách tốt nhất. Thông qua toán học sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá, so sánh, phân tích… Việc dạy trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với toán có vai trò rất quan trọng, giúp cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học, trẻ nắm vững được những khái niệm đơn giản về toán học thì sau này trẻ sẽ vững vàng và tự tin khi tiếp nhận các kiến thức của môn toán ở lớp 1.
Thực tế các giờ hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non quá ít, một tuần trẻ chỉ được hoạt động làm quen với toán một lần. Do thời gian có hạn, nhiều trẻ chưa nắm vững về số lượng, cách thêm bớt, so sánh, phân chia, về cách định hướng trong không gian, thời gian, về hình dạng, kích thước…. Từ đó tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi biện pháp tốt nhất để giúp trẻ làm quen với toán thông qua một số hoạt động trong ngày, nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức về toán học đồng thời giúp trẻ hứng thú hơn trong các giờ hoạt động làm quen với toán.
II. Thực trạng vấn đề
Tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, lớp có tổng số: 31/ trẻ, trong đó có 16 trẻ nam, 15 trẻ nữ.
Một số trẻ trong lớp còn hiếu động, khả năng tập trung chú ý chưa cao (bé Bảo My, Gia Hưng, Minh Duy).
Một số trẻ chưa từng đi học qua lớp nhà trẻ hay mầm, chồi, chưa biết đếm và nhận biết các mặt chữ số (Minh Duy, Thiên Hương)
Một vài trẻ hay nghỉ học nên việc rèn luyện, củng cố kỹ năng, kiến thức còn nhiều hạn chế.
  1. Các hình thức thực hiện  
Trong quá trình tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ, tôi đã đưa ra một số hình thức như sau:
  1. Lồng ghép tích hợp giáo dục qua một số hoạt động trong ngày.
* Lồng ghép, tích hợp vào giờ đón trẻ, hoạt động thể dục sáng:
Thể dục sáng là hoạt động thường xuyên, không thể thiếu trong một ngày hoạt động của trẻ ở trường. Đây là hoạt động đầu tiên, khởi đầu cho một ngày hoạt động, học hỏi, khám phá đầy ý nghĩa của trẻ, giúp trẻ có tinh thần phấn khởi chuẩn bị tốt cho các hoạt động tiếp theo. Tùy từng thời điểm, tình huống xảy ra để lồng ghép, tích hợp hình thành các biểu tượng toán cho trẻ.
Ví dụ: Trong giờ thể dục sáng khi tập hợp trẻ cô giáo nêu ra yêu cầu: Các bạn nam đứng ở phía trái của cô, các bạn nữ đứng ở phía phải của cô. Điều này sẽ giúp trẻ tư duy, xác định được các phía của đối tượng khác một cách chính xác.
* Thông qua hoạt động ngoài trời:
Khi tổ chức cho trẻ đi dạo chơi ngoài trời tôi cho trẻ đếm số cây trong vườn trường.
Hình 7
  Ví dụ: Con thấy ở trường mình có bao nhiêu cây dầu? Bao nhiêu cây hoa lan?... Trẻ đếm và so sánh cây to, cây nhỏ; cây có hoa, cây không có hoa.…
                                                      Hình 8
            Trong lúc cho trẻ quan sát một loại hoa nào đó.
Ví dụ: quan sát hoa lan, tôi cho trẻ quan sát đặc điểm của hoa, tôi hỏi trẻ: “Hoa lan có mấy cánh? Cánh hoa có dạng hình gì?....
Hình 9
 Trong những buổi dạo chơi ngoài trời tôi cùng trẻ nhặt lá vàng rơi rồi đếm số lượng lá vừa nhặt được, sau đó so sánh số lá của trẻ và của bạn. Đồng thời nhắc trẻ bỏ vào thùng rác.
* Hoạt Động Học: hoạt động cơ bản cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ trong các môn học được tổ chức trong ngày cho trẻ. Mỗi lĩnh vực đều có những kết quả mong đợi riêng, song tôi chú ý lồng ghép, tích hợp hình thành các biểu tượng toán cho trẻ một cách linh hoạt, tạo tâm thế nhẹ nhàng, tự nhiên.            
Không chỉ lồng ghép vào 1, 2 chủ đề, 1, 2 hoạt động mà nội dung này cần được tích cực lồng ghép, tích hợp rất nhiều hoạt động, điều đó phụ thuộc vào sự linh hoạt và sáng tạo của giáo viên. Thông qua hoạt động học: Trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động khác nhau: khám phá khoa học, âm nhạc, làm quen tác phẩm văn học, tạo hình...mỗi hoạt động trên đều có những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau.
Ví dụ:
+ Hoạt động khám phá khoa học: Tích hợp bằng cách tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi giúp trẻ khắc sâu kiến thức về các sự vật, hiện tượng xung quanh. Tùy vào đề tài làm quen với toán đang thực hiện trong chương trình ở từng thời điểm, lựa chọn để tích hợp sao cho phù hợp với các đề tài, các chủ đề.
Hình 1: Trò chơi “Kết nhóm
Điển hình qua trò chơi kết nhóm, trẻ được rèn kỹ năng tạo nhóm số lượng, kỹ năng so sánh thêm bớt để tạo sự bằng nhau giữa các nhóm và rèn luyện khả năng nhanh nhẹn.
           Với đề tài : “Tìm hiểu đồ dùng đồ chơi trong lớp” (chủ đề: Trường mầm non). Tôi cho trẻ chơi trò chơi thi đua “Chọn nhanh chọn đúng”.
          Qua trò chơi này trẻ vừa được khắc sâu kiến thức về đồ dùng đồ chơi của lớp học, vừa được củng cố kĩ năng đếm, so sánh, nhận biết hình dạng… trẻ biết dùng thuật ngữ toán học: “1,2,3…Tất cả có…món đồ dùng đồ chơi”.
+ Hoạt động làm quen văn học: Giúp trẻ nắm được nội dung, hiểu được ý nghĩa của bài thơ, câu chuyện, trẻ thể hiện cảm xúc đối với các nhân vật, phân biệt được cái thiện - cái ác. Trong hoạt động này tôi tích hợp ôn số lượng trong phần đàm thoại về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
Hình 2: Cô kể bé nghe
   Chuyện “Cáo, thỏ và gà trống” sau khi kể cho nghe câu chuyện, tôi hỏi trẻ: “Trong câu chuyện có bao nhiêu nhân vật?”, trẻ trả lời: “Có 4 nhân vật” (Cáo, thỏ, gà trống, bác gấu), tôi cho trẻ đếm số nhân vật bằng rối, sau đó chọn số tương ứng.
   Để thay đổi các hình thức đàm thoại về nội dung câu chuyện nhằm giúp trẻ hứng thú và tích cực hơn trong giờ học, cho trẻ đàm thoại theo nhóm, có 6 nhóm có 6 câu hỏi. Sau khi bốc thăm số thẻ, Cô đến lần lượt từng nhóm hỏi trẻ: Nhóm con sẽ trả lời câu hỏi số mấy? trẻ trả lời: “Câu số 2”, cô giơ lá thăm cả lớp cùng xem và đọc to số 2, sau đó cô sẽ đọc câu hỏi về nội dung cho nhóm đó trả lời. Qua việc tích hợp này trẻ nhận biết nhanh các mặt chữ số, rèn trẻ kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm.
   Với hình thức trên áp dụng được hầu hết ở tất cả các chủ đề trong năm học, trẻ vừa được ôn số lượng vừa tham gia hoạt động một cách tích cực.
+ Hoạt động làm quen với chữ viết:
   Việc tích hợp làm quen với toán vào hoạt động làm quen với chữ viết, vừa giúp trẻ củng cố về số lượng, hình dạng, định hướng trong không gian… vừa giúp trẻ khắc sâu các nét chữ cái, từ đó trẻ sẽ nhận biết nhanh các mặt chữ cái.
Hình 3
   Ở tiết 1: sau khi cho trẻ làm quen với chữ cái, nhận biết cấu tạo chữ cái, tôi cho trẻ đếm số nét của chữ cái, đếm số lượng chữ cái vừa học.
Hình 4
  Ở tiết 2, khi tìm âm trong tiếng, tôi cho trẻ đếm số tiếng và hỏi trẻ âm đó nằm ở tiếng thứ mấy.
Hình 5
   Khi trẻ học chữ O, Ô, Ơ tôi sẽ hỏi trẻ về hình dạng của chữ cái. Đồng thời cho trẻ định hướng trong không gian bằng cách hỏi trẻ “Chữ O thêm dấu mũ ở đâu để được chữ Ô?”
+ Hoạt động tạo hình: Đối với hoạt động này tôi tích hợp toán khi cho trẻ đếm các đối tượng trong tranh, nhận biết hình dạng, kích thước của các đối tượng.
Hình 6
   Đề tài: “Xé dán cây ăn quả”, tôi cho trẻ đếm số quả mà trẻ xé dán.
   Đề tài: “Vẽ đồ dùng trong gia đình”, tôi cho trẻ đếm số đồ dùng mà trẻ vẽ được. Hỏi trẻ về hình dạng và kích thước của các đối tượng đó.
   Với hình thức này tôi cũng đã áp dụng được vào rất nhiều đề tài, chủ đề khác nhau.
  * Thông qua hoạt động vui chơi:
   Ở hoạt động này thì tôi có thể tích hợp toán học vào tất cả các góc chơi.
   + Góc học tập: Tôi cho trẻ chơi các trò chơi như “kisdmax”, “Ghép hình, ghép chữ số”, “viết chữ số trên mảng tường”, “Tìm số giống nhau”….
Hình 10
   + Ở góc phân vai, tôi cho trẻ dọn bàn ăn, đếm số người trong gia đình để chuẩn bị chén, bát, ly. Khi trẻ đi mua hàng thì tôi hướng trẻ đếm số người để mua đủ lượng thực phẩm. Ví dụ: Nhà có 4 người thì mua 4 quả mận, 4 quả trứng… Những trẻ bán hàng tôi gợi ý trẻ nói giá tiền, cân hàng. Ví dụ: 5 con tôm là 1 ký, 1 quả dưa hấu là 2 ký… và gói hàng đúng với số lượng khách đã mua.
Với hình thức chơi này trẻ sẽ được rèn các kỹ năng đếm, tạo nhóm và phân chia trong phạm vi 10.
Hình 11
   + Góc xây dựng tôi cho trẻ đếm số cây xanh, số hoa, số hàng rào, số gạch, số ghế đá… trong mô hình. Hoặc sau khi trẻ tự thỏa thuận vai chơi cô hỏi trẻ: “Góc xây dựng hôm nay có bao nhiêu chú công nhân?”, hoặc khi trẻ xây xong khu phố: “Khu phố 5 có bao nhiêu ngôi nhà?” “Có mấy nhà trệt, có mấy nhà cao tầng?”… Tôi gợi ý cho trẻ thêm bớt số nhà để số nhà trệt và số nhà lầu bằng nhau và hướng trẻ đặt tên cho khu phố, công viên, bệnh viện, nhà máy, trường học là những chữ số như khu phố 5, bệnh viện 9, nhà máy 1, trường tiểu học 6…
   Hình 12
+ Góc nghệ thuật tôi cho trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm. Ví dụ chủ điểm thực vật: Các nguyên liệu như lá cây, trẻ cắt dán tạo thành vườn hoa, cô hỏi trẻ hoa có bao nhiêu cánh, vườn hoa có bao nhiêu cây hoa.
Bên cạnh đó tôi còn cho trẻ cắt những chữ số từ sách báo, từ những tờ lịch cũ …, trong khi cắt trẻ nhận ra các mặt chữ số và so sánh chữ số lớn hơn, chữ số nhỏ hơn, qua đó cũng rèn kỹ năng sử dụng kéo cho trẻ.
Hình 13
   Ngoài ra, tôi còn tận dụng ôn luyện bằng cách, sau khi trẻ tạo ra sản phẩm của mình tôi cho trẻ đếm số lượng sản phẩm trẻ vừa tạo ra.
   + Góc thiên nhiên trẻ sẽ đếm số vỏ sò, vỏ ốc, so sánh, thêm bớt để tạo sự bằng nhau. Xếp sỏi thành các hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật……
Hình 14
   Tôi sử dụng hình thức này cho trẻ hoạt động hằng ngày và thay đổi đồ dùng thường xuyên cho phù hợp với từng chủ đề.
*Lồng ghép, tích hợp vào giờ ăn, giờ ngủ: Tích hợp toán là hoạt động tác động thường xuyên nên không chỉ trong các hoạt động học mà ngay cả trong sinh hoạt ăn, ngủ, tại trường giáo viên cũng cần nên lồng ghép, tích hợp biểu tượng toán cho trẻ.
Ví dụ: Trước giờ ăn, cô lấy đồ ăn cho trẻ ăn bữa trưa cô trò chuyện cùng trẻ : Hôm nay có bao nhiêu món ăn vậy các con? (trẻ hứng thú đếm và trả lời cô); Khi ăn các con phải cầm thìa cầm đũa bằng tay nào? (tay phải).
* Lồng ghép, tích hợp vào hoạt động trả trẻ: việc lồng ghép này, giúp đảm bảo được chất lượng và hiệu quả trong việc lồng ghép, tích hợp cho trẻ làm quen với toán, trẻ không chỉ được làm quen toán ở lớp mà còn được ôn tập ở nhà. Sau mỗi nội dung làm quen với toán ở lớp, tôi chụp những bài tập trong sach`1 làm quen với toán ở lớp, gửi qua zalo cho phụ huynh và nhờ phụ huynh kèm trẻ thêm khi về nhà.
   2. Công tác phối kết hợp với phụ huynh
   Tôi thường xuyên phổ biến chương trình học của trẻ trong một tuần trên bản tin tuyên truyền của lớp và nhóm zalo để phụ huynh kịp thời theo dõi và rèn luyện thêm cho trẻ ở nhà.
Hình 15
   Trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong giờ đón và trả trẻ. Đối với những trẻ chậm tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh để phụ huynh phối hợp giúp đỡ cháu thêm ở nhà bằng cách: thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với các chữ số, dạy trẻ đếm số lượng, khuyến khích trẻ giúp ba mẹ dọn bàn ăn, lấy chén, đũa đưa cho mọi người… Đối với những trẻ nhanh nhẹn tôi gợi ý phụ huynh rèn thêm cho trẻ để tăng cường khả năng tư duy cho trẻ hơn.
   Ngoài ra tôi còn vận động phụ huynh hỗ trợ những nguyên vật liệu thiên nhiên, phế liệu, phế thải: Lịch cũ, tranh truyện, sách báo… để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động.
    IV. Kết quả
   Với những kinh nghiệm tích hợp làm quen với toán về số lượng thông qua một số hoạt động, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi có nhiều thay đổi và tiến bộ rõ rệt. Các kỹ năng va kiến thức sơ đẳng về toán của trẻ được hoàn thiện hơn.
   Những trẻ hiếu động (Minh Duy, Gia Hưng, Bảo My) thì tập trung chú ý hơn vì trẻ được hoạt động nhiều trong giờ học. Một số trẻ yếu cũng có tiến bộ nhiều mặc dù còn chậm so với các bạn. Trẻ chủ động, hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động. Khi cho trẻ thực hiện nhóm, trẻ biết tự bàn bạc, từ đó ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển.
      
Ký duyệt
Ngày 13/02/2023
Ký duyệt
Ngày 10/02/2023
Ngày soạn
Ngày 10/02/2023
Phó Hiệu Trưởng




Lê Thị Duyên
Tổ Trưởng CM




Lê Thị Kim Yến                     
Giáo Viên




Trần Thị Hà


 
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Biện Pháp Cho Trẻ 5-6 Tuồi Làm Quen Với Toán Thông Qua Một Số Hoạt Động Trong Ngày
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Lê Thị Duyên
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Bài giảng
Gửi lên:
15/02/2023 10:38
Cập nhật:
15/02/2023 10:38
Người gửi:
mnanlap
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
31.97 KB
Xem:
127
Tải về:
0
Để tải về, bạn cần đăng nhập với tư cách thành viên của site. Nếu chưa có tài khoản, bạn có thể đăng ký bằng cách click vào đây
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

Bún cua đồng rau mồng tơi,
Sữa netsure grow IQ plus

Bữa trưa:

Cơm 
Xào: Bắp cải xào
Mặn: Gà om hạt sen cà rốt
Canh: Canh giá hẹ thịt heo đậu hũ non 

Bữa xế:

Bánh mì chà bông

Bữa chiều:

Cháo cá lóc rau mồng tơi nấm 

Văn bản mới

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây