PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG
TRƯỜNG MẪU GIÁO AN LẬP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
An Lập, ngày 15 tháng 8 năm 2013
KẾ HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Năm học 2013-2014
Căn cứ công văn số 17/KH-PGDĐT ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Dầu Tiếng về việc kế hoạch thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý giáo viên mầm non - Năm học 2013-2014;
Căn cứ vào tình hình trình độ, điều kiện, đội ngũ CQQL, GV trường MG An Lập năm học 2013-2014;
Nay trường MG An Lập xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên CBQL,GV năm học 2013-2014 cụ thể như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Tổng số cán bộ, giáo viên: 13
Trong đó:
- Cán bộ quản lý : 02
- Giáo viên : 11
2. Trình độ :
- Chuyên môn :
+ ĐHMN :01 ; THSP : 01
+ CĐMN : 03 ( Có 01 đang theo học cao đẳng )
+ TCMN ( 12+2 ): 07 ( có 03 đang theo học lớp ĐHMN )
+ TCMN ( 9+3 ): 01
- Chứng chỉ tin học, ngoại ngữ : Tin học : 12 ; ngoại ngữ: 11
3. Tay nghề, thâm niên :
- 1 năm: 03
- 2 năm: 01
- 3 năm: 01
- 4 năm: 02
- 5 năm:01
- 13 năm : 01
II. MỤC TIÊU CỦA BỒI DƯỠNG.
- Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.
- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của Phòng Giáo dục và Đào tạo và của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Nghiên cứu nắm vững Quy chế, chương trình bồi dưỡng thường xuyên, lựa chọn xác định nội dung tự bồi dưỡng sát hợp, thiết thực đối với thực tiễn yêu cầu nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân.
- Tiếp tục bồi dưỡng phương pháp dạy của cô, phương pháp tiếp thu của trẻ, tạo nền tảng để có sự tiến bộ đích thực về chất lượng dạy - học của nhà trường. Sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học hiện có, tích cực sưu tầm, mua sắm, tự làm các phương tiện thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập được tốt hơn. Thường xuyên sử dụng nhóm phương pháp dạy học tích cực đi sâu vào bồi dưỡng phương pháp dạy học bằng mô hình, nhằm phát huy khả năng tư duy trí tưởng tượng của trẻ .
- Sau đợt bồi dưỡng giáo viên có kĩ năng thành thạo trong việc sử dụng thiết bị dạy học, sử dụng kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học, có kĩ năng tổ chức các hoạt động trong công tác chủ nhiệm, có kĩ năng giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác quản lý CSNDGD trẻ.
- Nâng cao chất lượng soạn giảng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, lồng ghép các nội dung tích hợp giáo dục: GD về biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên môi trường biển hải đảo , an toàn giao thông vào từng hoạt động cụ thể.
- Bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra, theo dõi thể lực và đánh giá tình trạng sức khỏe cho trẻ mầm non
- Xây dựng kế hoạch, thực hiện bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch đảm bảo chất lượng.
- Việc thực hiện BDTX phải được tổ chức triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo đạt được hiệu quả thiết thực.
III. NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG VÀ KẾ HOẠCH, HỒ SƠ QUY ĐỊNH
1/ Nội dung chương trình :
=> Cấu trúc và nội dung chương trình :
Chương trình gồm 120 tiết/ năm học ( tự học 72 tiết, bồi dưỡng tập trung 48 tiết) chia thành 3 nhóm nội dung :
* Nhóm 1: Nội dung bồi dưỡng khối kiến thức đáp ứng nhiệm vụ năm học ( 30 tiết)
- Nhiệm vụ năm học 2013-2014 giáo dục mầm non (7 tiết)
- Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN (