Biện Pháp Giúp Trẻ Hình Thành Thói Quen Và Nề Nếp Trong Sinh Hoạt Cho Trẻ 24 -26 Tháng

Biện Pháp Giúp Trẻ Hình Thành Thói Quen Và Nề Nếp Trong Sinh Hoạt Cho Trẻ 24 -26 Tháng
Biện Pháp Giúp Trẻ Hình Thành Thói Quen Và Nề Nếp Trong Sinh Hoạt Cho Trẻ 24 -26 Tháng
 
  1.  Đặt vấn đề
Hầu hết trẻ được nuông chiều và được làm theo ý thích của mình. Vì vậy nhiều trẻ chưa có thói quen chào hỏi lễ phép, ăn ngủ đúng giờ.Gây khó khăn cho việc hình thành và đưa trẻ vào nề nếp thói quen tốt khi trẻ đến trường mầm non. Độ tuổi này đặc điểm tâm sinh lý trẻ phát triển khá mạnh, trẻ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương về tâm lí, hầu như trẻ mới đi học lần đầu, trẻ bị tách rời bố mẹ và gia đình, khi mới vào lớp trẻ thường có thái độ lạ lẫm, sợ hãi, tránh né bạn và không nhận sự giúp đỡ của cô giáo, thậm chí còn la hét khóc lóc, không ăn, không ngủ, không tham gia vào các hoạt động. làm thế nào để trẻ biết ăn ngoan, ngủ ngoan, biết vui chơi học hành ngoan ngoãn, hòa nhập với cô giáo và các bạn trong lớp để tiếp nhận những nề nếp thói quen tốt. Đây không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là tất cả các đồng nghiệp nói chung.
Tôi thấy việc giáo dục đưa các cháu vào nề nếp để tham gia các hoạt động trong ngày của trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Muốn thực hiện được những mục tiêu trên thì vấn đề rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ phải được chú trọng thường xuyên, liên tục và không ngừng đổi mới. Vì vậy, tôi đã đưa ra “Biện pháp giúp trẻ hình thành thói quen và nề nếp trong sinh hoạt cho trẻ 24 -26 tháng” cho trẻ tại nhóm lớp tôi đang phụ trách.
II. Thực trạng vấn đề
 Đa số trẻ còn bé, 1 số trẻ còn ít tháng hơn so với các bạn khác trong lớp, hầu như trẻ trong lớp chưa hề có nề nếp, thói quen ban đầu về ăn, ngủ, nếp chơi, nếp học.
Phần lớn trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trong hoạt động. Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều.
Hầu hết phụ huynh đều làm công nhân và xí nghiệp, chưa quan tâm đến thói quen, nề nếp của trẻ.
Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con nên hay cho con nghỉ học tự do làm ảnh hưởng đến nề nếp của trẻ.
Bảng khảo sát đầu năm về kỹ năng tự phục vụ của trẻ 24-36 tháng:
Tôi được phân công dạy lớp nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi, lớp có tổng số25trẻ, trong đó có 15 trẻ nam - tỷ lệ 60%, 10trẻ nữ - tỷ lệ 40%.
Tỷ lệ khảo sát đầu năm về kỹ năng tự phục vụ của trẻ 24-36 tháng như sau:
Tổng số trẻ Trẻ có nề nếp thói quen đi học đều Trẻ có thói quen biết chào hỏi Trẻ có thói quen cất đồ dùng, đồ chơi Trẻ có nề nếp, thói quen trong giờ ăn Trẻ có nề nếp, thói quen trong giờ ngủ Trẻ có nề nếp, thói quen trong giờ vui chơi Trẻ có nề nếp, thói quen trong giờ học Trẻ có nề nếp, thói quen vệ sinh
    25 8 4 3 5 4 5 6 3
Tỷ lệ 32% 16% 12% 20% 16% 20% 24% 12%
 
  1. Các hình thức thực hiện
1.Hình thức 1:Hình thành thói quen và nề nếp thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ.
* Thông qua giờ đón, trả trẻ:
Ở lứa tuổi này đa số trẻ còn bé,lần đầu tới lớp, còn nhớ mẹ, mọi thứ đối với trẻ là hoàn toàn mới mẻ nên việc hình thành thói quen, nề nếp cho trẻ là rất khó khăn đòi hỏi sự kiên trì và thường xuyên, liên tục.
Giờ đón trẻ: Bé tới lớp cô dạy bé biết chào cô, chào mẹ, biết rửa tay trước khi vào lớp, biết cất cặp, dép đúng nơi quy định. Tuy chúng ta thấy đó là một việc làm rất đơn giản, nhưng đối với trẻ nhỏ để các bé làm được như vậy thì không hề dễ dàng, vì lứa tuổi này trẻ dễ bị tổn thương, tính tự lập chưa hình thành, đa phần cô sẽ là người thực hiện hoặc hướng dẫn nên đòi hỏi chúng ta phải thực hiện thói quen này hàng ngày.
Ví dụ:Nếu bé chưa biết nói cô sẽ động viên bé khoanh tay và gật đầu hoặc có thể ạ cô. (Hình minh họa 1)
Từ khi có dịch Covid -19 việc các bé đến lớp vào mỗi buổi sáng đều phải được rửa tay trước khi vào lớp, việc rèn thói quen cho trẻ rửa tay phải được phối hợp giữa cô và phụ huynh để trẻ hình thành ý thức, kỹ năng rửa tay dưới sự hướng dẫn của cô, việc rửa tay không chỉ được rèn luyện khi vào lớp mà còn phải được rèn luyện qua các giờ hoạt động khác.
Ví dụ:Rèn cho bé rửa tay trước khi vào lớp qua giờ HĐNT, giờ ăn, khi tay bẩn… (Hình minh họa 2)
Tôi giáo dục trẻ cất dép đúng nơi quy định rồi vào lớp. Đây cũng là lúc cô uốn nắn các con cách cởi dép, cất dép lên giá, dần dần trẻ sẽ hình thành thói quen và tự cất đúng chỗ, gọn gàng, ngay ngắn.
Ví dụ: Cô thường xuyên thấy bạn K khi đến lớp hay quên không cất dép mà đi dép vào lớp, có những lần mẹ cất dép hộ con. Tôi nhẹ nhàng gọi cháu lại và nói: Khánh ơi, cô đố K các bạn cất dép ở đâu? Việc cất balo cũng tương tự.(Hình minh họa 3)
Để tạo môi trường thân thiện khi trẻ đến lớp mỗi ngày, cái nhìn đầu tiên của trẻ khi bước vào lớp là thấy cô giáo đang chào đón mình và tôi muốn trẻ cảm thấy yên tâm, vui vẻ mỗi ngày khi nhìn thấy cô và các bạn, tôi tạo ra một góc thân thiện ngay trước lớp. Trước khi bước vào lớp, trẻ sẽ nhìn vào các hình trên góc lớp và chọn cho mình 1 hình ảnh để cô và trò cùng nhau thể hiện cách chào hỏi nhau thân thiện khi vào lớp.Và việc thực hiện ngay từ những ngày đầu tiên là rất khó, bởi trẻ còn bé và hay khóc nhè khi đến lớp.Chính vì vậy, tôi càng quyết tâm thực hiện thói quen này hàng ngày và lồng ghép sau giờ hoạt động ngoài trời vào lớp để trẻ ghi nhớ sâu hơn và kết quả trong một thời gian ngắn tôi đã hình thành được thói quen vào lớp của trẻ. Kết quả tôi thấy được là trẻ rất thích thói quen này.
Ví dụ: Trẻ chọn hình trái tim-> Cô sẽ ôm trẻ vào lòng
Trẻ chọn hình bàn tay xòe 5 ngón -> Cô sẽ đạp tay với trẻ.(Hình minh họa 4)
* Giờ trả trẻ: Từ khi dịch xuất hiện việc cho trẻ xếp hàng trước cổng để trả trẻ trở thành nề nếp hàng ngày. Ở lứa tuổi này việc xếp hàng cho trẻ trong thời gian đầu thật sự rất khó khăn, tâm lý của trẻ lúc nào cũng muốn về với mẹ và không muốn hợp tác với cô để vào hàng hoặc có trẻ lại muốn chơi các trò chơi ngoài trời mà không chịu xếp hàng.Từ những khó khăn trên tôi đã bắt đầu rèn luyện cho trẻ cách xếp hàng qua các hoạt động trong ngày như giờ TDS, TDGH, rửa tay, HĐNT…vv.(Hình ảnh minh họa 5)
Bên cạnh đó việc trả trẻ ngoài trời làm cho trẻ và phụ huynh quên mất thói quen dạ, thưa trước khi ra về của trẻ. Bởi khi ra về tâm lý phụ huynh lúc nào cũng nôn nao muốn rước con quên giáo dục con chào cô ra về. Chính vì vậy, trước giờ trả trẻ, ở trong lớp tôi luôn nhắc trẻ “thưa cô” và việc rèn luyện thói quen thưa cô trước khi ra về được thực hiện hằng ngày và thường xuyên. (hình ảnh minh họa 6)
*Thông qua hoạt động ngoài trời: HĐNT là một hoạt động mà giáo viên có thể rèn luyện đội hình cho trẻ thông qua các hình thức khi tổ chức trò chơi vận động.
Ví dụ: Rèn cho trẻ có thói quen xếp hàng: cô cho trẻ chơi trò chơi nối đuôi thành một đoàn tàu hoặc trò chơi thi đua xếp hàng chờ tới lượt. (Hình minh họa 7)
Trò chơi: “Hái quả” cô cho trẻ xếp thành 2 -3 đội ở trò chơi này đòi hỏi trẻ phải xếp hàng chờ tới lượt và về lại cuối hàng, để trẻ có thể làm được điều này cô phải tổ chức các trò chơi tương tự để trẻ có thói quen nề nếp khi tham gia trò chơi.(Hình ảnh minh họa 08)
Đối với đội hình tự do: Cô tổ chức trò chơi: “Dung dăng, dung d… đến câu cuối ngồi ụp xuống đây” cô cho trẻ ngồi xuống nhẹ nhàng.Như vậy, trẻ sẽ cảm thấy mình đang tham gia một trò chơi thay vì dùng những câu xuông như: “Cô mời các con ngồi. (Hình ảnh minh họa 9)
*Hình thành thói quen và nề nếp cho trẻ thông qua hoạt động học:
Đây là một trong những hoạt động có thể giúp tôi rèn luyện thói quen, nề nếp cho trẻ đạt hiệu quả nhất. Tôi căn cứ nội dung của từng tiết học để rèn luyện một cách hài hòa, không ôm đồm và tạo áp lực cho trẻ. Trẻ phải cảm nhận được việc rèn luyện như một trò chơi giúp trẻ hứng thú hơn, không bị nhàm chán khi tham gia hoạt động.
Ví dụ:Hoạt động phát triển vận động:Đòi hỏi trẻ phải có một đội hình đẹp, thẳng hàng, ngay ngắn và đặc biệt khi cho trẻ về đội hình đòi hỏi cách thức tổ chức phải tạo cảm giác trẻ đang chơi chứ không phải đang học. Vì vậy, tôi chọn biện pháp tổ chức một trò chơi nhỏ để hướng trẻ về đội hình. Ở dưới sàn tôi cắt dán những hình ảnh phù hợp với chủ đề và có 3 màu sắc khác nhau tương ứng với 3 tổ: xanh, vàng, đỏ. Sau một bài hát, cô tắt nhạc và cho trẻ chạy về chọn cho mình một hình dưới sàn và đứng vào. Sau khi trẻ chọn cho mình hình đứng vào thì chúng ta sẽ thấy được trẻ đang xếp hàng theo 3 hàng ngang rất ngay ngắn và thẳng hàng, tương tự ở các hoạt động khác cũng vậy. (Hình ảnh minh họa 10)
Đội hình vòng tròn: Tổ chức trò chơi “Bóng tròn to” khi kết thúc trò chơi ta có một đội hình vòng tròn. (Hình ảnh minh họa 11)
Đội hình hàng ngang đối diện nhau: Cô dùng decan dán xuống sàn hai đường thẳng song song, cô chơi trò chơi đếm 1,2,3 (Hoặc 1 bài hát, bài thơ…) trẻ phải chạy về đứng vào vạch decan cô dán và kết quả là chúng ta xếp được hai hàng ngang đối diện nhau, cách này rất hiệu quả.(Hình ảnh minh họa 12)
Khi mời gọi trẻlên thực hiện vận động cô nên mời gọi bằng câu đố, đồng dao, vè…hoặc những trò chơi nhỏ.
Ví dụ: Hoạt động âm nhạc:Cô mời 1 hoặc vài bạn lên biểu diễn cô cho trẻ chơi trò chơi về bài vè như sau: Cô và trẻ cùng chơi.
Một con chim vành khuyên đang bay tới
Hai con chim vành khuyên đang bay tới
Chúng nói chuyện với nhau
Chíp chíp……………………
Chúng nói chuyện với nhau
Chíp chíp……………….
Bạn A múa rất đẹp, hát rất hay xin mời bạn lên đây cùng biễu diễn.
Sau khi tổ chức trò chơi này tôi thấy các bé rất thích thú và chúng ta cũng sẽ dễ dàng rèn luyện trẻ vào nề nếp.(Hình ảnh minh họa 13)
Hình thành cho trẻ thói quen biết chào hỏi thông quacác bài hát như: Bé ngoan, lời chào buổi sáng, mẹ yêu không nào?... hoặc qua hoạt động dạy trẻ đọc các bài thơ chào, miệng xinh, cháo chào ông ạ…
Qua câu chuyện thay vì chúng ta dùng các biện pháp đặt câu hỏi để mời gọi, thì chúng ta có thể dùng các câu thơ như:
“Chuyện cô vừa kể
Hay thật là hay
Bạn ơi đoán ngay
Chuyện gì thế nhỉ.
Ví dụ:Hoạt động đọc thơ:Rèn vệ sinh cho trẻ qua các bài như:
Bài thơ: Chùi mũiHoặc     Bài thơ“Rửa tay”
Mỗi khi có mũi                                                                    Cô dặn bé
Bé nhớ chùi ngay                                                               Trước giờ ăn
Chớ có dùng tay                                                                 Khi tay ẩn                              
Quẹt ngay lên má                                                             Phải rửa ngay
Trông thật xấu quá                                                            Với xà phòng
Cô chẳng yêu đâu.                                                            Bé ghi lòng
Lời cô dặn.
*Rèn cho trẻ thói quen trong giờ chơi: khi chơi xong biết cất dọn đồ chơi như
Bài thơ “Cất đồ chơi”
“Bạn ơi hết giờ rồi
Nhanh tay cất đồ chơi
Nhẹ tay thôi bạn nhé
Cấtt đồ chơi đi nào”.
*Rèn cho trẻ thói quen xếp hàng, rửa tay, rửa mặt trước khi ăn:
Ví  dụ: Trước khi xếp hàng chúng tôi thường đọc bài thơ "Xếp hàng"
Chúng em tập xếp hàng
Không xô đẩy chen ngang
Nghe lời cô hướng dẫn
Chúng em đứng thẳng hàng. (Hình minh họa 14)
Khi nghe cô đọc bài thơ “Xếp hàng” trẻ sẽ chạy về hàng để xếp, khi cô mời lần lượt từng bạn lên rửa mặt và rửa tay, cô sẽ rửa mặt cho trẻ và khuyến khích trẻ tự rửa tay dưới sự hướng dẫn,giúp đỡ của cô, dần dần trẻ sẽ quen với cách thực hiện mà cô hướng dẫn và từ đó, mỗi khi cô rửa mặt xong thì trẻ sẽ xòe tay nhờ cô lấy xà bông và tự thực hiện một số thao tác đơn giản mà cô đã hướng dẫn. Dần dần trẻ hình thành thói quen biết tự rửa tay.
*Rèn cho trẻ thói quen khi ăn, khi ngủ:
Giờ ăn: Rèn cho trẻ biết đeo yếm,biết cất chén muỗng.Sau hoạt động rửa tay, trẻ biết tự lấy yếm cho cô đeo, sau giờ ăn trẻ biết cất chén, muỗng vào thau đúng quy định.(Hình ảnh minh họa 15)
Giờ ngủ: Cùng cô mang nệm gói từ trong nhà kho ra phòng để chuẩn bị giờ ngủ.
Trẻ biết lấy nệm của mình mang ra cho cô trãi và lấy gối của trẻ bỏ vào nệm, sau khi ngủ dậy biết mang nệm đến cho cô xếp.(Hình ảnh minh họa 16)
Giờ vệ sinh: Thay quần áo, đi tiểu đúng nơi quy định, cất dép lên kệ sau khi đi vệ sinh.
Trẻ nhỏ giáo viên phải thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ, khi thực hiện giáo viên dạy trẻ:
Biết mang balo của trẻ đến để cô thay đồ, biết bỏ quần áo vào ba lô, biết cấtbalo đúngnơiquy định.
Biết xin phép cô khi đi vệ sinh, sau khi đi vệ sinh biết rửa tay và cất dép lên kệ.(Hình ảnh minh họa 17)
2. Hình thức 2:Tăng cường công tác tuyên truyền vận động, phối kết hợp với gia đình.
Để thực hiện tốt việc hình thành thói quen, nề nếp cho trẻ đạt kết quả tốt thì các bậc phụ huynh giữ vai trò khộng kém phần quan trọng. Do vậy, tôi đã tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về sự cần thiết của việc hình thành nề nếp thói quen cho trẻ qua giờ đón, trả trẻ, qua các cuộc hop phụ huynh, qua bảng biểu, qua zalo nhóm lớp, gửi hình ảnh hoạt động hằng ngày của trẻ ở trường, các hoạt trẻ được rèn về nề nếp …vv về những thói quen mà trẻ được cô rèn luyện ở trường, để cùng phụ huynh đi đến một thống nhất chung trong việc rèn luyện các thói quen, nề nếp mà trẻ đã làm được.
III.Kết quả đạt được
1.Về phía trẻ
Quá trình hình thành cho trẻ các thói quen nề nếp trong sinh hoạt trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động của lớp, thái độ của trẻ hợp tác hơn với cô, trẻ ngoan hơn, lễ phép biết chào hỏi,biết tự phục vụ bản thân bằng những việc làm vừa sức như tự mặc quần, rửa tay, tự xúc cơm, đeo yếm…yêu thích các hoạt động trong ngày, biết chờ tới lượt, không chen lấn xô đẩy bạn.
2.Về phía phụ huynh
Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối hợp với giáo viên để cùng giáo dục, rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ và rất tin tưởng vào cô giáo. Bởi họ nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình.
Kết quả khảo sát về thói quen, nề nếp trong sinh hoạt của trẻ 24-36 tháng đến tháng 02 năm 2023 như sau:
Tổng số trẻ Trẻ có nề nếp thói quen đi học đều Trẻ có thói quen biết chào hỏi Trẻ có thói quen cất đồ dùng, đồ chơi Trẻ có nề nếp, thói quen trong giờ ăn Trẻ có nề nếp, thói quen trong giờ ngủ Trẻ có nề nếp, thói quen trong giờ vui chơi Trẻ có nề nếp, thói quen trong giờ học Trẻ có nề nếp, thói quen vệ sinh
25 20 18 19 21 23 18 20 18
Tỷ lệ 80% 72% 76% 84% 92% 72% 80% 72%
Tăng 48% 56% 64% 64% 76% 52% 56% 60%

Dựa vào kết quả đánh giá, các hình thức trên đã được áp dụng vào đầu năm và cho đến thời điểm hiện tại đã tăng lên rõ rệt. Tôi hy vọng rằng, với biện pháp đã thực hiện trẻ sẽ càng ngoan hơn, có nề nếp và thói quen tốt hơn trong sinh hoạt hàng ngày, cả ở trường mầm non và cả ở nhà. Và đến cuối năm, tỷ lệ trẻ có thói quen và nề nếp tốt sẽ đạt 100%.
 
Ký duyệt
Ngày 13/02/2023
Ký duyệt
Ngày 10/02/2023
Ngày soạn
Ngày 10/02/2023
Phó Hiệu Trưởng




Lê Thị Duyên
Tổ Trưởng CM




Đặng Hồng Hạnh
Giáo Viên




Trương Thị Ngọc  Loan

                                                  


https://f20-zpc.zdn.vn/7027348619251075239/80595b2dd313224d7b02.jpg https://f9.photo.talk.zdn.vn/8819489423074457322/d6a4c155749c85c2dc8d.jpg Hình ảnh minh họa
                      Hình 1                                                            Hình 2
https://f6-zpcloud.zdn.vn/8353559296911985687/fbf25f2564f4a2aafbe5.jpg https://f21-zpc.zdn.vn/4475375768093938986/50b6428c3147c0199956.jpg
           Hình 3                                                              Hình 4
https://f18-zpc.zdn.vn/4448360560339967991/88a8a8f0d124207a7935.jpg https://f25-zpc.zdn.vn/4674174474051812300/859ae5fdbfe066be3ff1.jpg
               
           Hình 5                                                                 Hình 6
https://f6.photo.talk.zdn.vn/4724160404035149797/8fd6e19269ac98f2c1bd.jpg https://f12.photo.talk.zdn.vn/1941649542434432131/6e6f4289f740061e5f51.jpg
                   Hình 7                                                               Hình 8
https://f12.photo.talk.zdn.vn/7449665586766437274/53cfc8950c5cfd02a44d.jpg
https://f14.photo.talk.zdn.vn/2753676373566309723/4e992a519d996cc73588.jpg                         
                Hình 09                                                                    Hình 10
https://f10.photo.talk.zdn.vn/3126818340642245478/f33163fb6b309a6ec321.jpg https://f5.photo.talk.zdn.vn/1557888357322000412/d95d30ffb9c1489f11d0.jpg
                  Hình 11                                                                Hình 12

https://f8-zpcloud.zdn.vn/5185378325155237883/80e4cc2692e454ba0df5.jpg https://f10.photo.talk.zdn.vn/3178235476027967706/96233cb48b7c7a22236d.jpg
              Hình 13                                                             Hình 14
https://f8-zpcloud.zdn.vn/6995712930281098853/ef8521d5182cc3729a3d.jpg










                  Hình 15                                                               Hình 16










         
       











     

                                                                                              

























 
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Biện Pháp Giúp Trẻ Hình Thành Thói Quen Và Nề Nếp Trong Sinh Hoạt Cho Trẻ 24 -26 Tháng
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Lê Thị Duyên
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Bài giảng
Gửi lên:
15/02/2023 11:22
Cập nhật:
15/02/2023 11:22
Người gửi:
mnanlap
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
35.06 KB
Xem:
119
Tải về:
0
  Tải về
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

TB số 25/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 25/04/2024. Trích yếu: Trường học an toàn ...

Ngày ban hành: 25/04/2024

CV số 80/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 25/04/2024. Trích yếu: Kiểm điểm đánh giá XLCL...

Ngày ban hành: 25/04/2024

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây