Sự hình thành và phát triển của nhà trường

Quá trình hình thành và phát triển của trường MG An Lập:

Trường Mầm Non An Lập nằm trên địa bàn Xã An Lập, trực thuộc Ấp Bàu Khai, xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Cách huyện Dầu Tiếng khoảng 25 km.

Trường được thành lập vào ngày 31/01/2007 trong diện xóa trắng xã vùng khó khăn. Được đi vào hoạt động từ năm 2007, với tổng số phòng học là 05 phòng, và  01 nhà bếp.

 Ngôi trường nhỏ, thuộc vùng khó khăn của huyện Dầu Tiếng, được đi vào hoạt động từ năm 2007 đến nay. Trường nằm trong vùng đất thấp thuộc rừng lịch sử xã An Lập, trong một khuôn viên môi trường chật hẹp, và một khoảng đất trống với nhiều cỏ gai, cỏ bố và sỏi đá, chưa có cây xanh, bóng mát, chưa có hàng rào bao quanh và cổng biểu tên trường.

Đến mùa nắng thì phải đối diện với cái nắng gây gắt của sân bê tông, đến mùa mưa thì bì ứ ngập nước và lầy lội, do không có chổ thoát nước

Qua hoạt động hàng ngày trên lớp, trẻ chỉ được quay quần trong lớp và trước sân bê tông hóa, với đồ chơi ngoài trời tạm bợ còn sót lại của khu vui chơi dành cho trẻ em trong xã trước kia. Với những khó khăn và thiếu sót trên, nhưng so với nhu cầu của con em phụ huynh đến trường ngày càng cao, mỗi năm số trẻ đều tăng dần, tăng dần… đến nỗi trường chúng tôi không đáp ứng nổi vì điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ còn thiếu. Nhưng song song với nhu cầu đó, trước thực trạng về khuôn viên môi trường cũng chưa thật sự an tâm đối với phụ huynh nói chung và nổi trăn trở đối với nhà trường nói riêng.

Để có được một môi trường cho các cháu được vui chơi học tập một cách tích cực, hứng thú, và tạo điều kiện cho trẻ được trãi nghiệm và khám phá môi trường thiên nhiên. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành, địa phương tạo điều kiện cho chúng tôi được tham mưu và đề xuất thực hiện kế hoạch xây dựng cải tạo khuôn viên môi trường,  tạo cảnh quan môi trường “Xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện” để thu hút trẻ đến trường đáp ứng theo yêu cầu đổi mới hiện nay.

Trước thực trạng trên tôi đã đề ra kế hoạch, biện pháp chỉ đạo toàn trường thực hiện một số mặt như sau :

1. Xây dựng kế hoạch cải tạo khu vực khuôn viên môi trường, sân chơi:

       a. Thiết kế:

    Bước 1 :Xác định khuôn viên diện tích đất hiện có của trường

  Với diện tích ban đầu khi nhận trường được biết qua phòng tài nguyên với tổng diện tích là: 2.700m­2 

    Bước 2 :  Quy hoạch định hướng

  Xây dựng kế hoạch tham mưu địa phương cho mở rộng phần khu vui chơi trẻ em của xã phía trước trường. Cùng định hướng đó kèm theo kế hoạch nhờ sự giúp đỡ hỗ trợ từ phía đoàn thanh niên xã trong công tác chiến dịch thanh niên tình nguyện trồng cây xanh

  Xây dựng kế hoạch lên dự toán kinh phí sửa chữa, làm hàng rào tạm bằng lưới B40. song song đó xây dựng kế hoạch đề xuất xây dựng hàng rào cổng biểu tên trường, mở rộng diện tích đất còn lại phía trước trường và trước nhà công vụ.

=> Hoạch định tiến trình:

    - Phía trước sân trường trồng cây xanh ( cây dầu )

    - Phía sau trường trồng xen thêm hàng dầu tránh bụi và gió to và xen lẫn một số hoa kiểng tạo góc thiên nhiên cho trẻ.

    - Vận động nguồn lực và nhân lực lắp mặt bằng, dọn đá, lắp đất nhằm tạo mảng xanh và sân cát cho trẻ hoạt động.

    - Bên hông tạo vườn rau, vườn cây ăn trái, bên cạnh vườn rau là vườn cây thuốc nam.

    - Trong khuôn viên và xung quanh sân chơi tạo sân cát, xây các khóm hoa kiểng và tạo mảng xanh dọc 2 bên đường xen lẫn những hàng cau kiểng cùng với những cánh hoa ngũ sắc, hoa tím dại và mảng xanh dưới gốc cây xanh.

- Phần mới mở rộng thêm phía cổng trường vào, thường bị động nước, lầy lội, chúng tôi cho sang lắp đất đá bằng phẳng làm nơi để xe cho phụ huynh an tâm khi đưa đón cháu.

- Không những tạo khuôn viên bên trong mà bên ngoài cổng trường củng được cải tạo trồng cỏ đậu tạo mảng xanh cho cổng trường thêm phần hấp dẫn

Lên kế hoạch xin hỗ trợ kinh phí, và nhanh chống vận dụng đúng thời điểm mùa chiến dịch ( thanh niên tình nguyện )

   - Trước tiên chúng tôi thực hiện trồng cây xanh bóng mát sân trường, đã vận động phối hợp cùng đoàn thanh niên xã thực hiện trồng cây Dầu

( Do hạt kiểm lâm cung cấp cây giống ), sau khi các cây được trồng xuống  phần đất trống, qua thời gian cây dần lớn lên, được chăm sóc từ bàn tay của CB-GV-NV và vận động hỗ trợ từ đoàn thanh niên ấp, phụ huynh thực hiện, ( sau những giờ trả trẻ ‘đối với CB-GV-NV và phụ huynh’ chúng tôi nhín chút thời gian khoản 30 phút thực hiện, và cuối hàng tuần ‘ đối với đoàn thanh niên một số ấp lân cận hổ trợ ), thì tiếp tục chúng tôi đề xuất xin UBND xã cho sửa chữa lại một số đồ chơi ngoài trời mà trẻ có thể chơi được, nhưng cũng chỉ tạm bợ trong thời gian chưa có đồ chơi, và chưa mang tính đảm bảo an toàn, vì một vài đồ chơi còn lại không phù hợp với trẻ, giáo viên phải quản thật chặt và 

bám sát trẻ tránh xảy ra trường hợp giành đồ chơi và chơi những đồ chơi không vừa sức, không đảm bảo an toàn với trẻ.

- Sau một thời gian chúng tôi thấy không ổn, ráo riết đề xuất cấp đồ chơi ngoài trời cho trẻ có vui chơi hoạt động, thì trường chúng tôi được nhận 4 món đồ chơi ngoài trời từ Phòng GD&ĐT phân bổ về (từ nguồn kinh phí thông tư 30 ), phù hợp và đẹp mắt cho trẻ chơi, qua đó tôi chợt nhìn ra được sự hào hứng và thích thú của trẻ khi tiếp xúc với đồ chơi mới mà trẻ đã khát khao từ bấy lâu nay, nhưng cũng chưa đáp ứng được hết cho số lượng trẻ đông mà đồ chơi ít, kèm theo chổ hoạt động vui chơi chưa được rộng mát, lại còn không an toàn vì gần đường lại không có hàng rào.

- Nhiệm vụ tiếp theo chúng tôi đề xuất xin kinh phí thực hiện làm hàng rào tạm bằng lưới B40, đề xuất xã cho thực hiện phần khu vui chơi trẻ em còn để lại. Diện tích đến lúc này được mở rộng thêm 137 m2

- Chúng tôi tiếp tục hoạch định cho khuôn viên mình có sự thay đổi mới mẽ cho trẻ được hoạt động thoải mái hơn. Qua nhiều lần trình bày, đề xuất với ngành về điều kiện của trường. Trong năm 2009-2010 trường chúng tôi có kế hoạch xây dựng hàng rào cổng biểu tên trường theo đề án xây dựng của Ban quản lý dự án huyện. Sau một năm trường chúng tôi đã được hoàn chỉnh về hàng rào và cổng biểu tên trường và diện tích khuôn viên sân trường cũng được mở rộng lên với tổng diện tích có được khi xây dựng hàng rào xong là: 3.787m2 (trong năm 2011), cùng với thời điểm trong năm trường chúng tôi được nhận thêm một số đồ chơi ngoài trời do Sở GD&ĐT cấp, như thế đồ chơi ngoài trời cũng đã đáp ứng được theo điều kiện hiện tại, và như vậy chúng tôi làm đề xuất với UBND xã cho tháo gỡ những đồ chơi trước kia của xã bị xuống cấp và không phù hợp với trẻ chơi, đồng thời cho kiểm tra và sửa chữa lại một số đồ chơi còn thực hiện được.

- Để thực hiện cải tạo khu vực khuôn viên được bằng phẳng thành khu sân chơi phục vụ đúng yêu cầu cho các cháu, điều trước tiên là phải có kinh phí, đây chính là vấn đề cốt lỗi, nên tôi đã tham mưu xin chủ trương cấp kinh phí cải tạo sửa chữa, và tham mưu địa phương cho vận động các nguồn mạnh thường quân như ( bãi cát Phú Bình, vật liệu xây dựng Quỳnh Hương, cửa hàng tạp hóa Chính Thơ cùng tài trợ )

* Bước tiếp theo:

-  Dựa trên tình hình điều kiện thực tế đã có của đơn vị và những việc đã làm trước đó, tôi tiếp tục xác định tình hình, đặc điểm, nhu cầu các hoạt động của Ngành  học mầm non ( trẻ cần có môi trường để  được trải nghiệm, quan sát, trẻ cần có một số nguyên vật 

liệu thiên nhiên để tham gia vào các hoạt động làm quen và rèn một số kỹ năng để tạo ra một số sản phẩm mà trẻ được trải nghiệm, tư duy, khám phá, sáng tạo …), đồng thời tạo môi trường “ Xanh – sạch – đẹp – an toàn” trong việc sắp xếp xây dựng theo hoạch định:

2. Tuyên truyền, phân công kết hợp tạo môi trường cây xanh bóng mát, hoa kiểng khuôn viên sắc màu:

   Khối giáo viên tuyên truyền, vận động phụ huynh cùng hỗ trợ làm cỏ, và hỗ trợ các loại hoa kiểng mà phụ huynh có ở nhà chia sẽ cùng nhà trường để tạo khuôn viên môi trường cho các cháu có chổ hoạt động sạch đẹp và vui thích, bên cạnh cô cháu cùng chăm sóc góc thiên nhiên cây xanh tại nhóm lớp của mình. Và tạo vườn rau theo hạt giống sẳn có ở nhà của mình.

Ví dụ: Hoa lan, hoa mười giờ, hoa sam, hoa cỏ đậu, hoa cút áo, hoa tím, Bông trang, cẩm Tú, hoa Quỳnh, hoa Sứ, Chuỗi Ngọc, Phù Dung, Dừa Cạn và một số loại hoa kiểng khác…

Các loại rau: Rau lan, rau Muống, rau Cải, rau Mồng tơi, đậu bắp, xã, rau Ngót, khoai mì…

Thực hiện trồng theo các bồn hoa đã được xây, và tạo thêm “ Vườn hoa Công đoàn, vườn hoa Chi đoàn, vườn hoa chuyên môn, vườn hoa văn phòng”, theo phong cảnh tự nhiên và xen lẫn dưới hàng cây xanh , cây ăn trái.   Kết hợp Công đoàn vận động thực hiện

   Khối nhân viên tích cực trồng cây theo quy hoạch trước mắt, trồng các loại cây ăn trái do phụ huynh hổ trợ, một số loại cây dây leo nhanh phát triển để nhanh chóng phủ xanh sân trường

( Một số cây ăn trái: cây Sa kê, cây Xoài, cây Dừa, cây Mít, cây Mận, cây Cóc, cây Măng Cụt…)

Đoàn thanh niên giao lưu phối hợp cùng các đoàn thanh niên các ấp thực hiện chiến dịch tháng thanh niên, có lồng ghép vào chương trình tạo môi trường xanh cùng hỗ trợ cho công tác trồng cây và phát hoan dọn cỏ mở rộng thêm khuôn viên, lắp bằng mặt phẳng, các chổ trủng ứ động nước và gom dọn đá, cùng với sự hổ trợ nhiệt tình của các anh thanh niên là phụ huynh của trẻ

Bảo vệ thực hiện xây sân cát, và tìm thợ xây tạo nên các bồn hoa, vòng hoa theo bảng vẽ, thực hiện đổ đất lắp mặt bằng  ( Thực hiện xây bồn hoa lắp mặt bằng từ nguồn kinh phí cân đối trong ngân sách được cấp cho trường )

Hiệu trưởng tham mưu với kiểm lâm vào đợt phát cây giống ( cây dầu, cây sao ), xin cây Dầu trồng tạo bóng mát. Cùng tham mưu phối hợp với Ban Đại Diện Hội CMHS hổ trợ cây ăn trái, nhằm tạo thêm môi trường thiên nhiên cho trẻ được trãi nghiệm và khám phá qua thực tế. Song song đó tham mưu bãi cát Phú Bình hổ trợ cát trắng làm sân chơi cho trẻ, cửa hàng Thơ Chính hổ trợ đất lắp mặt bằng và một số cá nhân phụ huynh cùng hổ trợ đất, vật liệu xây dựng Quỳnh Hương hổ trợ xe kéo và một số cây kiễng, xi măng…ghế đá cùng Ban Đại diện phụ huynh và cá nhân phụ huynh hỗ trợ.

Liên hệ mố số phụ huynh có kỹ thuật trồng cây, rau cùng hổ trợ hướng dẫn thực hiện

Phát động thực hiện mái trường xanh, mỗi phụ huynh học sinh hổ trợ một chậu cây xanh hay hoa kiểng có ghi tên cháu để cháu theo dõi cùng chăm sóc với giáo viên.

Phó hiệu trưởng vận động đóng góp phân bón, từ phía phụ huynh và gia đình.

   Ngoài việc sắp xếp quy hoạch định hướng thiết kế xây dựng cải  tạo khuôn viên môi trường xanh – sạch – đẹp không thể không nhớ đến tính an toàn và thân thiện trong trường học, ngoài ra cần được bố trí sắp xếp hài hòa từng khu vực mang tính khoa học và mỹ quang cho khuôn viên, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động cùng thiên nhiên.

* Tạo sân cát cho trẻ hoạt động vui chơi trên sân, mang tính tích hợp chơi mà học:

* Khám phá thiên nhiên ( vườn cây trái, hoa kiểng, vườn rau, cây thuốc nam ):

Từ những kết quả trên, thì việc vận động xã hội hóa là điều cần thiết và quan trọng giúp tôi thực hiện được đề tài này. Kết quả vận động như sau:

Nhà trường đã trồng được 100 cây cho bóng mát ( cây Dầu, cây Sy, cây bàng… )

- 30 cây ăn trái gồm các loại ( Dừa, mít, xoài, mận, sa kê, ổi, cóc, măng cụt, đu đủ, chuối, chanh dây…)

 - Vườn rau của bé gồm: rau cải , rau dền, rau muống , rau mồng tơi , rau lang, rau thơm, khoai mì, ...

- 30 bao phân, 15 ghế đá, 5 xe cát trắng, 4 xe đất lắp mặt bằng và với kinh phí cá nhân mạnh thường quân đóng góp là: 5.263.000đ ( mua đất, đá lắp mặt bằng và nơi ứ đọng nước, và phân bón chăm sóc cây )

-  Sau 4 năm thực hiện kế hoạch, hiện tại khuôn viên trường đã phủ kín màu xanh của cây, xen lẫn màu sắc của các khóm hoa trong các bồn hoa được xây dựng trong khuôn 

viên xen lẫn cây xanh, có sân cát trắng cho trẻ chơi an toàn, thoáng rộng, có khu vực để xe cho phụ huynh…và thu hoạch được các thành quả của mình thực hiện, với hương vị thơm bùi của trái sa kê, vị ngọt thơm của những quả xoài, quả mít, quả đu đủ, vị chan chát của quả mận, vị chua của quả cóc ổi…chị em trong trường cùng các cháu đã niếm trãi được những vị chua ngọt sau những kết quả mà mình đã cùng nhau thực hiện.                                                                                                 

viên xen lẫn cây xanh, có sân cát trắng cho trẻ chơi an toàn, thoáng rộng, có khu vực để xe cho phụ huynh…và thu hoạch được các thành quả của mình thực hiện, với hương vị thơm bùi của trái sa kê, vị ngọt thơm của những quả xoài, quả mít, quả đu đủ, vị chan chát của quả mận, vị chua của quả cóc ổi…chị em trong trường cùng các cháu đã niếm trãi được những vị chua ngọt sau những kết quả mà mình đã cùng nhau thực hiện.

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây